10 lý do bạn nên “giấu biệt” điện thoại khỏi trẻ nhỏ

0
112
10 lý do bạn nên 'giấu biệt' điện thoại khỏi trẻ nhỏ
Công nghệ đem lại rất nhiều tiện ích cho chúng ta, trong đó có điện thoại di động. Tuy nhiên, bạn cần để thiết bị này tránh xa tầm tay trẻ em vì những mặt trái của nó sau đây!
1. Giảm kết nối cha mẹ với con cái
Ngày càng nhiều có ứng dụng điện thoại thông minh ra đời, trong đó có các game video khiến trẻ nhỏ không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại. Điều này rõ ràng là làm giảm kết nối của cha mẹ với con cái hơn so với các hoạt động gia đình như mẹ kể chuyện cho con nghe hay cả gia đình đi chơi ở công viên.
2. Làm trẻ thiếu ngủ, mắt kém đi
Do sức hấp dẫn của các trò chơi trên điện thoại thông minh, trẻ thường gắn mắt vào màn hình của máy hàng tiếng đồng hồ không biết mệt mỏi. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể khiến trẻ bị thiếu ngủ và ảnh hưởng lớn đến thị lực như cận thị hoặc khô màng mắt.
3. Không kích thích sự sáng tạo của trẻ
Vô số các trò chơi đơn giản nhưng lại khiến trẻ nhỏ thích thú chơi. Đó là lý do tại sao trẻ không thể phát triển sự sáng tạo hàng ngày. Thay vì để trẻ chơi game trên điện thoại thông minh, mẹ có thể cho con chơi các trò chơi với màu sắc, con số, giai điệu như vẽ tranh, đếm số, học hát để phát triển tư duy của trẻ sớm.
4. Giảm giao tiếp
10 lý do bạn nên 'giấu biệt' điện thoại khỏi trẻ nhỏ
Khi nhìn màn hình điện thoại, trẻ không có giao tiếp. Do vậy, phản xạ giao tiếp của trẻ sẽ trở nên kém đi. Nếu bạn để trẻ chơi với điện thoại hàng ngày, trẻ sẽ có xu hướng ngại giao tiếp với mọi người, có ít bạn bè và có sự phát triển thể chất và tâm lý tình cảm tiêu cực như biếng ăn, tự ti, lì lợm, thậm chí là bệnh tự kỉ.
5. Cản trở khả năng học tập của trẻ
Theo các nhà nghiên cứu, điện thoại thông minh có thể cản trở khả năng học tập của trẻ nhỏ vì nó làm trẻ không tập trung học kiến thức ở trường lớp cũng như làm giảm khả năng tự học hỏi và khám phá thế giới bên ngoài. Theo các kết quả nghiên cứu, trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị di động tương tự cũng làm giảm phát triển các kỹ năng cần thiết cho môn toán và các môn khoa học khác.
6. Gây nghiện và làm mất thời gian
Điện thoại di động nguy hiểm cho sự phát triển chung của trẻ. Sử dụng điện thoại di động thường xuyên cũng có thể khiến trẻ bị nghiện và không thể từ bỏ, thậm chí cho đến tuổi trưởng thành.
7. Gián tiếp gây ra bệnh béo phì
Dành quá nhiều thời gian “dán” mắt vào chiếc điện thoại khiến trẻ lười vận động thể chất. Kết quả là trẻ phải đối mặt với các các vấn đề về sức khỏe, trong đó bệnh béo phì là phổ biến nhất.    
8. Gây ra các vấn đề về tâm thần    
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến trẻ em ngày nay mắc bệnh trầm cảm và biếng ăn là do sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị kết nối internet. Những trẻ này cũng có xu hướng dễ bị bắt nạt ở trường lớp và nếu không được giám sát, trẻ có thể gặp những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần lâu dài.
9. Gây ra các vấn đề về hành vi ứng xử
Cũng do không có tương tác giao tiếp, hành vi ứng xử của trẻ chơi nhiều điện thoại thường kém hơn những đứa trẻ khác. Ví dụ, trẻ sẽ không trả lời luôn khi được hỏi, hoặc trả lời vắn tắt và thiếu tập trung.
10. Khiến trẻ trở nên bạo lực hơn    
Có rất nhiều trò chơi video hấp dẫn trẻ nhỏ, trong đó có rất nhiều trò chơi bạo lực khiến trẻ dễ dàng bị tiêm nhiễm các hành vi bạo lực và thể hiện các hành vi bạo lực vào cuộc sống sau này của chúng. Đây thực sự là vấn đề nguy hại cho gia đình và xã hội vì nó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ cũng như gây ra các vấn đề bạo lực học đường và xã hội.
Nguyễn MaiNguồn: LH

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.