10 mẹo bảo quản thực phẩm không hao hụt dinh dưỡng

me

1. Giữ thịt trong ngăn dưới cùng của tủ lạnh giúp ngăn vi khuẩn từ thịt ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác. Giữ thịt trong ngăn mát có thể giúp thịt vẫn tươi trong 1-2 ngày, trữ ở ngăn đông bảo quản được 3-4 tháng.

me
Giữ thịt trong ngăn mát tủ lạnh có thể giúp thịt vẫn tươi trong 1-2 ngày, trữ ở ngăn đông bảo quản được 3-4 tháng.

2. Không trữ sữa trong ngăn cửa tủ lạnh vì nhiệt độ khu vực này thất thường khiến sữa nhanh hỏng. Thay vào đó hãy đặt sữa vào trung tâm của tủ lạnh.

3. Theo Business Insider, gói chuối trong túi nilon làm sản sinh khí ethylene. Đa phần khí này thoát ra từ cuống khiến chuối mau chín hơn, xuất hiện đốm nâu. Chuối chín quá ăn không tốt cho tiêu hóa. Do đó muốn chuối tươi lâu hãy cắt từng quả ra khỏi nải để tránh khí ethylene tập trung quá nhiều, bịt kín cuống bằng giấy bạc hoặc giấy bóng.

4. Rau thơm hay măng tây rất khó bảo quản. Cách tốt nhất là ngâm rau trong một cốc nước nhỏ, bọc lại và bảo quản trong tủ lạnh.

5. Đừng sơ chế trái cây, rau củ hay thịt quá lâu trước khi chế biến. Tiếp xúc với không khí lâu thì dù có đặt trong tủ lạnh thực phẩm vẫn bị khô, giảm giá trị dinh dưỡng.

6. Treo rời từng củ hành tây trong điều kiện khô ráo, thoáng khí có thể giúp bảo quản trong vòng nửa năm.

7. Các loại bột gia vị như bột nghệ, ớt đỏ trữ trong tủ lạnh sẽ giữ được màu sắc và mùi vị, bởi nhiệt độ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.

8. Rau thơm, rau xà lách, rau diếp: Những loại rau này cần rửa sạch, để ráo nước mới cho vào túi cột kín, cho thêm một tờ giấy ăn vào túi để thấm nước rồi đặt trong tủ lạnh. Cách này giữ rau tươi rất lâu.

9. Cách bảo quản bơ là để bên ngoài cho đến khi chín. Cắt đôi quả, bôi trên mặt cắt một ít dầu ăn hoặc chanh, đặt trong túi nhựa cho vào tủ lạnh 3-5 ngày bơ vẫn tươi và không bị thâm nâu hay oxy hóa.

10. Giữ cà chua trong túi hoặc hộp giấy cho đến khi chín sau đó đặt ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng. Có thể giữ cà chua trong ngăn mát tủ lạnh để tươi lâu hơn. Tuy nhiên không khí lạnh ngăn cản quá trình cà chín và tác động đến màng tế bào khiến quả cứng, ảnh hưởng đến hương vị. 

Nhiểu người tiêu dùng thường có thói quen mua đồ ăn cho cả tuần và có thể cả tháng. Việc làm này tuy giúp tiết kiệm thời gian nhưng sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Ví dụ như cua, tôm, sò nhiệt độ bảo uản từ 0-3oC và chỉ nên lưu giũ 2 ngày sau khi mua…

Việc sơ chế các thực phẩm sau khi mua cũng rất quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với nhóm rau, nên rửa rau cú dưới vò nước chảy, không nên ngâm ngập rau, quả trong chậu nước nhằm tránh việc các vitamin B, C và một số khoáng chất bị hòa tan vào trong nước. Đối vói nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cớ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa dưới vòi nước, không ngâm lấu khiến thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần rã đông thực phẩm đông lạnh, nên rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng.

Lựa chọn thực phẩm đúng cách và để được lâu nhất

Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý đến tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp. Dưới đây là yêu cầu khi lựa chọn đối với các nhóm thực phẩm:

– Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như: gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc,vừng,…: yêu cầu hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên. Khi cắn thử thấy hạt giòn, không bị vỡ vụn.

– Nhóm thịt: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà…yêu cầu miếng thịt dẻo, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.

– Nhóm cá, hải sản yêu cầu: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi. Các tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi.

-Nhóm rau yêu cầu: Rau củ tươi là rau củ không bị héo. Cánh là cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.

– Nhóm quả: Chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, thâm dập chuyển màu. Nên chọn thực phẩm theo mùa.

– Nhóm sữa và chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat…cần chọn sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.

– Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò,chả, thịt hun khói…cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng…

Nguồn: Theo Phunutoday/ Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.