13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai

13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai

1/ Vitamin D

Nghiên cứu đến từ các chuyên gia của Đại học Yale tiến hành trên 67 phụ nữ vô sinh cho thấy, chỉ có 7% trong số đó cớ mức độ vitamin D đạt ngưỡng bình thường. Theo các chuyên gia, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các loại hoóc-môn của cơ thể, nhất là loại hoóc-môn tác động đến sự rụng trứng.

2/ Vitamin E

Vitamin E được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh trùng. Bên cạnh đó, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa nghiêm trọng giúp bảo vệ tinh trùng và tính toàn vẹn ADN của trứng.

3/ CoQ10

Cần thiết cho mỗi tế bào trong cơ thể để sản sinh năng lượng, CoQ10 còn được chứng minh trong các nghiên cứu là gia tăng sức khỏe của trứng và tinh trùng. Nó cần thiết đối với khả năng di động của tinh trùng trong tinh dịch. Nó còn là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ các tế bào trước tác hại từ gốc tự do; bảo vệ ADN.

4/ Vitamin C

Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san Sinh sản và Vô sinh (Fertility and Sterility), vitamin C cải thiện nồng độ hormone và tăng cường khả năng sinh sản ở những phụ nữ bị tình trạng suy hoàng thể. Đối với nam giới, vitamin C đã được chứng minh là cải thiện chất lượng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng khỏi tổn hại do ADN,  giúp giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về nhiễm sắc thể. Vitamin C còn có tác dụng giữ cho tinh trùng không vón cục, giúp chúng di chuyển nhanh và dễ dàng hơn.
13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai

5/ Axit Lipoic

Là một chất chống oxy hóa rất quan trọng vừa bảo vệ các cơ quan sinh sản ở nữ giới, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng cũng như tính di động của tinh trùng. Hơn nữa, axit lipoic còn giúp cơ thể liên tục tái sử dụng các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong khoai tây, rau chân vịt và thịt đó có một lượng nhỏ axit này.

6/ Vitamin B6

Ngoài tác dụng điều chỉnh hoóc-môn, vitamin B6 còn có tác dụng điều hòa lượng đường huyết và làm dịu bớt những triệu chứng của ốm nghén. B6 cũng được chứng minh là hiệu quả với tình trạng suy hoàng thể.

7/ Vitamin B12

Không chỉ cải thiện chất lượng và sự sản xuất tinh trùng, vitamin B12 còn giúp củng cố nội mạc tử cung trong quá trình thụ tinh của trứng, giảm nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt B12 có thể tăng nguy cơ rụng trứng không đều. Nghiêm trọnghơn, nó còn ngăn rụng trứng hoàn toàn.

8/ Axit folic

Ngăn chặn các khuyết tật của ống thần kinh cũng như những khuyết tật tim bẩm sinh, sứt môi, khuyết tật chi, và những tật dị thường đường tiết niệu ở các bào thai đang phát triển. Hơn nưa, thiếu hụt axit folic có thể gia tăng nguy cơ sinh non, bào thai chậm phát triển, đồng thời làm tăng nồng độ homocysteine trong máu. Điều này có khả năng dẫn tới sảy thai tự phát và các biến chứng thai kỳ,  như nhau bong non và tiền sản giật.

9/ Selenium

Selenium là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng trước các gốc tự do, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai và các khuyết tật bẩm sinh. Selenium còn cần thiết để tạo thành tinh trùng. Trong các nghiên cứu, người ta phát hiện nhóm đàn ông sở hữu lượng tinh trùng thấp cũng có nồng độ selenium thấp.

10/ Kẽm

Ở nữ giới, kẽm phối hợp với hơn 300 enzyme khác trong cơ thể để giữ cho mọi thứ hoạt động diễn ra nhịp nhàng. Không có kẽm, các tế bào không thể phân chia hợp lý, nồng độ estrogen và progesterone có khả năng mất cân bằng và hệ sinh sản không hoạt động hết công suất. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, nồng độ kẽm thấp có liên hệ trực tiếp với tình trạng sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai
Ở nam giới, kẽm được xem là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng nhất để xác định khả năng sinh sản của đàn ông. Bổ sung kẽm là cách đơn giản để tăng cường nồng độ tinh dịch; cải thiện hình dạng, chức năng và chất lượng của tinh trùng và giảm nguy cơ vô sinh.

11/ Các axit béo thiết yếu

Axit Omega-3 đã được chứng minh là có ích cho khả năng sinh sản nhờ hỗ trợ điều hòa hoóc-môn trong cơ thể, gia tăng chất nhờn cổ tử cung, thúc đẩy sự rụng trứng và nhìn chung cải thiện chất lượng của tử cung bằng cách tăng cường lượng lưu thông máu đến các cơ quan sinh sản.

12/ Protein

Ăn đủ lượng protein cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho sinh sản. Các axit amin là thành phần cơ bản tạo nên tế bào trong cơ thể.

13/ Chất xơ

Chất xơ hỗ trợ cơ thể tống khứ estrogen và xenohormone dư thừa trong cơ thể đồng thời giúp ống tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.
(Theo MB)