25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

0
143
25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Trước khi khoa học chứng minh được Trái đất quay xung quanh Mặt Trời, có rất nhiều người tin rằng Trái đất mới là trung tâm vũ trụ. Không chỉ có vậy, còn rất nhiều sự thật sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ trước khi khoa học chứng minh.

>>> Sự thật khoa học về các quan niệm sai lầm ai ai cũng tin

Dưới đây là những sự thật về khoa học mà không phải ai cũng biết:

1. Sét không đánh hai lần vào cùng một chỗ

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Sự thật không phải vậy, vì sét luôn tìm con đường ngắn nhất để đến mặt đất. Do đó những vật thể cao như cây cối, nhà cao tầng là những lựa chọn dễ bị sét đánh chúng nhất và tất nhiên là không chỉ một lần.

2. Lưỡi có những vùng cảm nhận từng vị khác nhau

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Thực tế lưỡi của chúng ta không có các vùng riêng biệt để cảm nhận từng vị khác nhau. Như người ta vẫn đồn đại cuống lưỡi vị đắng; hai rìa lưỡi: vị chua; phần đầu lưỡi: vị ngọt và vị mặn. Mà thực tế tất cả các vùng trên lưỡi của chúng ta đều có thể cảm nhận các vị khác nhau.

3. Một đồng xu rơi từ đỉnh tòa nhà Empire State có thể gây chết người

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Có truyền thuyết kể rằng một người đàn ông đánh rơi đồng xu từ tầng thượng tòa nhà Empire State và làm chết một người đi bộ ở dưới. Nhưng đây chỉ là hư cấu, một đồng xu rơi từ tòa nhà Empire State có tốc độ tối đa 80km/h và không thể có sát thương như một viên đạn.

4. Trong môi trường chân không mắt của bạn sẽ bị nổ tung

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Không có một bộ phận nào trong cơ thể con người bị nổ tung trong môi trường chân không do áp lực hay bất kỳ lý do gì, tuy nhiên chúng ta sẽ chết trong vài phút do thiếu oxy.

5. Máu trong tĩnh mạch có màu xanh

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Máu trong tĩnh mạch mà thiếu oxy trở về tim không phải có màu xanh như chúng ta nhìn thấy qua da. Trên thực tế nó có màu đỏ sẫm. Chúng ta nhìn thấy các tĩnh mạch màu xanh là do ánh sáng bị tán xạ khi chiếu qua da.

6. Đầu ngón tay bị nhăn khi ngâm nước

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Khi chúng ta bơi hoặc ngâm nước trong một khoảng thời gian dài, đầu ngón tay thường bị nhăn lại. Điều này không phải là vì ngón tay của chúng ta hút nước mà là vị các mạch máu co lại và làm phần đầu ngón tay bị thắt lại. Tuy nhiên lý do các mạch máu bị co lại vẫn chưa được tìm hiểu, có thể là sự thích nghi của tổ tiên chúng ta để sống trong môi trường ẩm ướt.

7. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Sự thật thì không chỉ có hoa hướng dương mới hướng về phía Mặt Trời, mà tất cả các loài hoa đều hướng về phía ánh sáng Mặt Trời để có thể quang hợp tốt hơn.

8. Kẹo cao su mất 7 năm để tiêu hóa trong dạ dày

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Nếu bạn lỡ nuốt phải kẹo cao su, bạn thường bị người lớn dọa rằng kẹo cao su sẽ dính vào ruột của bạn và mất tới 7 năm để tiêu hóa hết. Tuy nhiên thực tế kẹo cao su chỉ khó tiêu hóa như các chất xơ không hòa tan, và nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa của bạn giống như bất kỳ loại thức ăn nào khác, phần bã không còn chất dinh dưỡng sẽ được thải ra ngoài qua phân.

9. Cá vàng có bộ nhớ 5 giây

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Bạn thường dùng câu trí nhớ cá vàng để ám chỉ những người hay quên. Mặc dù bộ não của cá vàng không phát triển và không có khả năng ghi nhớ tốt, tuy nhiên nó cũng không tệ đến mức chỉ nhớ được vài giây. Mà trên thực tế cá vàng có thể ghi nhớ được vài tháng.

10. Dơi không thể nhìn

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Loài dơi không sử dụng thị giác để bay và kiếm ăn, chúng sử dụng sóng âm thanh. Vì vậy mà thị giác của chúng cũng suy giảm tuy nhiên không đến mức bị mù. Trên thực tế một số loài dơi lớn còn sử dụng thị giác để kiếm ăn vào ban đêm.

11. Bò tót hóa điên khi nhìn thấy màu đỏ

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Bò tót không có khả năng phân biệt màu sắc, vì vậy màu đỏ trong mắt chúng cũng chỉ như màu xám. Chúng tức giận trước người đấu sĩ với tấm vải đỏ là vì tấm vải được đưa qua lại trước mặt chúng.

12. Thiên thạch va chạm với Trái đất khiến khủng long bị tuyệt chủng

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Không phải tất cả các loài khủng long trên Trái đất chết vì vụ va chạm giữa thiên thạch với Trái đất trong kỷ Phấn Trắng. Mà các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của những loài khủng long nhỏ, điều đó cho thấy chúng vẫn còn tồn tại sau vụ va chạm thiên thạch trước đó.

13. Uống rượu giúm bạn ấm hơn

25 sự thật khoa học sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ (1)

Những người dân sống ở vùng đất lạnh thường có thói quen uống rượu để giúp cơ thể ấm hơn. Nhưng trên thực tế chỉ có nhiệt độ trên mặt của bạn tăng lên, trong khi nhiệt độ cơ thể lại giảm xuống. Do mạch máu nở rộng ra khiến cho nhiệt độ trong cơ thể dễ bị thoát ra ngoài hơn.

 

Theo Trí Thức Trẻ, list25