1. Trẻ sơ sinh không có xương bánh chè
Trẻ sơ sinh không có xương bánh chè, chỉ có những sụn giống với bánh chè. Những sụn này không phát triển đến khi bé được 6 tháng tuổi. Đó là lý do tại sao trẻ trườn bò bằng tay thay vì kết hợp cả chân.
2. Trẻ sinh vào tháng 5 dễ nặng cân hơn trẻ khác
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những trẻ sinh vào tháng 5 có cân nặng nhỉnh hơn các trẻ khác, thường nặng hơn 200 gram. Trẻ sơ sinh nặng kỷ lục tính đến thời điểm này là một bé trai sinh ở Ý vào năm 1955, lúc sinh bé nặng 10,2kg.
3. Trẻ sơ sinh không hề khóc
Chúng ta thường nói về tiếng khóc chào đời lúc bé mới sinh, nhưng thực sự trẻ sơ sinh không hề khóc. Đó chỉ là tiếng gào, thét của bé sau khi ra khỏi tử cung của mẹ và tự dùng phổi của mình để thở. Tuyến lệ của bé chỉ thực sự hoạt động và bé sẽ biết khóc sau 3 tuần tuổi.
4. Bé có 300 chiếc xương
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh có số xương cao gần gấp 2 lần, nghĩa là 300 chiếc. Những chiếc xương sẽ nối vào nhau khi trưởng thành, khi đó chỉ còn 206 chiếc xương.
5. Bé có bớt trên da là bình thường
Những vết bớt trên da bé là điều hoàn toàn bình thường chứ không hề bất thường như mọi người vẫn nghĩ. Khoảng 80% trẻ sinh ra có những vết bớt này. Bớt có thể to, nhỏ, màu đậm hoạc nhạt tùy vào từng bé. Bé có bớt do những mao mạch dưới da bị giãn trong quá trình đi qua ngả âm đạo để chào đời. Thông thường những vết bớt này sẽ hết sau vài năm.
6. Trẻ sơ sinh có thể nghe, ngửi tốt như người lớn nhưng tầm nhìn bị hạn chế
Tất cả các giác quan của bé đều phát triển rất mạnh mẽ ngay từ khi chào đời. Vì lúc này mọi thứ xung quanh đều mới mẻ với bé. Bé có thể phân biệt được giọng mẹ với giọng người khác hoặc mùi hương của mẹ. Tuy nhiên thị lực của bé lại bị hạn chế, bé chỉ có thể nhìn được vật trong khoảng cách 20- 30 cm.
7. Tóc bé sẽ rụng
Lúc mới sinh tóc bé sẽ rất dày và đen. Tuy nhiên sau vài tuần, tóc sẽ rụng nhiều và chỉ mọc trở lại bình thường sau khi bé tròn 1 tuổi.
8. Trẻ sơ sinh có nhiều phản xạ
Trẻ mới sinh có đến 70 loại phản xạ khác nhau. Khi có tiếng ồn, bé sẽ giật mình. Khi mẹ đặt bé nằm trên giường và chặn tay dưới hai lòng bàn chân của bé, bé sẽ biết đẩy chân và dướn người lên. Đây là những phản xạ bản năng giúp ích rất lớn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.
9. Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ gần như cả ngày. Vì não bộ trẻ cần đến 60% glucose, do đó trẻ cần ngủ nhiều để phát triển não bộ.
10. Trẻ sơ sinh chưa biết cười
Trẻ chưa biết cười cho đến khi tròn 1 tháng tuổi. Mẹ có thể trò chuyện, vui đùa với bé để kích thích bé biết cười sớm hơn.
11. Trẻ quen thuộc với những bản nhạc đã từng được nghe trong bụng mẹ
Nếu trẻ sơ sinh khóc, mẹ có thể cho bé nghe bản nhạc mà bé đã từng được nghe khi còn trong bụng mẹ. Bé sẽ nín khóc, tập trung và nghe ngóng.
12. Trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của mẹ
Một trường đại học ở Israel đã phát hiện ra rằng khi một người mẹ và một trẻ sơ sinh nhìn vào mắt nhau, nhịp tim của mẹ và bé sẽ thay đổi. Sau khi sinh, nhịp tim của bé là 180 lần/ phút. Vài giờ sau giảm xuống 140 lần/ phút. Đến 1 tuổi còn 115 lần/ phút. Đến tuổi trưởng thành, nhịp tim sẽ là 70-80 nhịp/ phút.
(Còn tiếp…)
Việt Hà – Nguồn: MJ
Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách