Bạn có biết rằng âm thanh cũng là một trong những nguyên nhân làm nên ảo giác mà ít người trong chúng ta nhận ra.
Nhiều người cho rằng những ảo giác chỉ xảy ra với thị giác, với đôi mắt của chúng ta. Nhưng sự thực là cụm từ “ảo giác” là để chỉ những tác động đến não bộ. Hay nói cách khác, nó sẽ xảy ra với bất kỳ giác quan nào của cơ thể, bao gồm cả thính giác.
Những ảo giác đến từ đôi tai được khoa học gọi chung là “ảo giác âm thanh” – sound illusion. Và dưới đây sẽ là những giác âm thanh được cho là “điên khùng nhất” mà bạn không thể ngờ đến.
1. Khi lời nói thành lời hát
Hãy thử nghe qua đoạn hội thoại dưới đây, bạn sẽ cảm thấy một điều rất đặc biệt.
Đặc biệt đúng không? Khi các cụm từ được lặp đi lặp lại, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy nó người nói giống như đang hát vậy. Các nhà khoa học gọi đây là “Ảo giác lời nói thành lời hát” – Speech to song illusion.
Nguyên nhân tất nhiên là vì não bộ rồi. Khi âm thanh đi qua màng nhĩ, nó sẽ truyền các tín hiệu khu vực xử lý âm thanh của não bộ, và đó chính là lý do chúng ta nghe được.
Tuy nhiên khi nghe một câu nói hay một cụm từ được lặp đi lặp lại, não bộ sẽ tự động “bắt nhịp” cho âm thanh đó, khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang được nghe nhạc.
Ngay khi suy nghĩ này xảy ra, não bộ thậm chí còn làm việc hăng say hơn để tìm xác định giai điệu và cao độ, và cuối cùng chúng ta sẽ càng cảm thấy giai điệu hiện lên một cách rõ ràng.
2. Nghịch lý quãng 3 – tritone paradox
Lại tiếp tục nghe tiếp âm thanh trong video dưới đây và cho biết sự thay đổi cao độ của chúng là như thế nào nhé (Ví dụ: cao-thấp hoặc thấp – cao).
Nghe xong rồi đúng không? Giờ mới là lúc cãi nhau này, vì chắc chắn sẽ có 2 luồng ý kiến: người nghe thành cao – thấp, người nghe thành thấp – cao. Hiện tượng này được gọi là “nghịch lý quãng 3 cung” – the Tritone Paradox, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1986 bởi Diana Deutsch – nhà nghiên cứu người Hà Lan.
Theo như nhạc lý thông thường, giai điệu từ một nốt nhạc đến một nốt khác luôn giữ nguyên sự thay đổi đó. Nhưng quãng 3 cung (tritone – bằng một nửa quãng 8) lại đi ngược lại. Khi một cặp tritone cất lên: như Đô – Fa thăng, một số người lại nghe thấy âm giảm xuống. Nhưng cũng chính người đó khi nghe âm từ Son thăng – Rê lại thành từ từ thấp lên cao.
Vậy tại sao lại có hai luồng ý kiến như trên? Diana Duetsch lý giải rằng điều này có thể liên quan đến giọng nói và ngôn ngữ của từng người, trong đó cách nói chuyện từ thời thơ ấu đã tác động lên não bộ, và ảnh hưởng đến khả năng nghe của chúng ta.
3. Âm thanh từ… cõi âm
Nghe thì có một chút kinh dị, nhưng thực ra đây chỉ là cách gọi vui của một ảo giác âm thanh mang tên: Ảo giác âm thanh ma – Phantom word illusion.
Để trải nghiệm ảo giác này, hãy nghe video dưới đây và cho biết: bạn nghe thấy từ gì?
Bạn sẽ được nghe một âm thanh được lặp đi lặp lại. Nhưng vấn đề là ở chỗ, mỗi người nghe thấy một từ khác nhau. Người nghe thấy “rainbow”, người lại nghe thành “window”, hay “bueno”…
Nhưng tại sao mỗi người lại nghe được âm khác nhau? Lý do là vì 3 cục xương ở tai giữa của chúng ta – những cục xương siêu nhỏ có vai trò chuyển sóng âm thanh thành sóng điện từ để chuyển đến não bộ.
Nhưng vấn đề là ở chỗ não bộ rất dễ bị đánh lừa, và thường là… tự lừa bản thân. Não bộ khi nghe thấy một âm thanh sẽ luôn tìm cách để hiểu được ý nghĩa của nó. Và nó làm điều này bằng cách ghép từng mảng sóng âm thành một từ có nghĩa.
Đây chính là nguyên nhân xảy ra chuyện “nghe nhầm” những gì người khác nói. Còn lý do vì sao ảo giác này lại có tên “bóng ma” xuất phát từ việc nhiều người nghe tiếng gió lùa qua kẽ đá và tưởng là tiếng của ma.