Mọi người trong công ty của bạn có yêu môi trường làm việc của mình không? Họ có cảm thấy tự do khi chia sẻ quan điểm và ý kiến? Theo Matthew Gonnering, CEO của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Widen, việc tạo môi trường làm việc mở và tin tưởng vô cùng quan trọng, giúp tạo ra sự thành công của bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, đa phần các công ty tạo ra kỷ luật sợ hãi để gò ép người làm. Theo thời gian, những công ty với văn hóa công sở sẽ thu phục được nhiều người tài giỏi, ngược lại những công ty không đem lại nhiều quyền lợi và môi trường phát triển bản thân cho người làm sẽ không thể giữ chân được nhân viên.
Lãnh đạo tạo ra nền tảng công ty. Một khi quyền lãnh đạo đặt sai chỗ, sai người, nhân viên chính là người chịu ảnh hưởng đầu tiên. Họ có thể kiên trì cống hiến và phát triển bản thân trong 1 đến 2 năm. Nhưng sau đó, tình hình công khi không phát triển, nhân viên không được đánh giá cao và có quyền lợi, họ bỏ công ty, rời người quản lý là điều tất yếu. Vậy đâu là những dấu hiệu nhận dạng những kiểu người lãnh đạo không đáng tin và bạn nên đánh giá họ như thế nào để tìm cơ hội công việc mới với cấp trên tuyệt vời hơn? Hãy đọc bài viết dưới đây và đừng nuối tiếc khi rời bỏ 3 kiểu lãnh đạo này.
1. Lãnh đạo có chỉ số EQ thấp
Nói đến chỉ số EQ là nói đến kỹ năng mềm xử lý tình huống giao tiếp và khả năng đánh giá con người bằng cảm xúc. Nếu người lãnh đạo của bạn không sử dụng những tố chất trên để làm việc với nhân viên, bạn sẽ phải sống trong một môi trường làm việc có những kẻ nhút nhát, hay nghi ngờ hoặc bực bội. “Một vài người trưởng nhóm còn là nỗi sợ hãi của người khác bởi vì họ không biết cách hòa đồng, không tự ý thức và không đồng cảm với nhân viên,” Gonnering cho biết.
Để bộ máy công ty có nền tảng vững chắc, khâu tuyển dụng lãnh đạo cần được chú ý. Bên cạnh việc thuê người có chuyên môn cao, hãy đặt họ lên bàn cân với một bên là chỉ số EQ và một bên là chỉ số IQ. Tuy nhiên, đừng vội bỏ qua những ứng cử viên tiềm năng bởi bạn có thể đào tạo họ trở thành những nhà lãnh đạo nhạy bén hơn, Gonnering cho biết thêm.
2. Có quá nhiều tầng lớp quản lý
Hầu hết những người quản lý lại thích phân chia ra nhiều tầng lớp quản lý. Tuy nhiên, đây chính là cách để họ đùn đẩy và trốn tránh trách nhiệm cho những người khác.
Bạn chỉ nên tuyển thêm người lãnh đạo khi vị trí đó thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Công ty Widen là một ví dụ. Khi nhân viên của công ty đã tăng lên đến 100 người, đó là lúc cần thêm người quản lý để nâng tầm quy mô. Tuy nhiên, Matthew Gonnering, CEO của công ty đã nói “Không” bởi vì “Công ty cần các nhân viên hơn và muốn làm cho cảm thấy có quyền lực,” Gonnering cho biết.
3. Lãnh đạo giỏi che giấu những tin tức xấu
Không ít các công ty hào hứng tung những tin tức tốt đẹp về công ty để quảng cáo với truyền thông và xã hội biết, tuy nhiên họ lại giấu nhân viên của mình những thông tin đầy u ám. Như vậy là không trung thực. Người lãnh đạo nên biết rằng tạo môi trường làm việc đáng tin cậy có nghĩa là phải chia sẻ mọi tin tức, kể cả tin tốt và tin xấu. Tin tốt thì dễ dàng chia sẻ hơn, còn tin xấu thì luôn khó nói. Tuy nhiên, nếu không chia sẻ, người lãnh đạo đang lừa dối nhân viên, đưa họ vào tình trạng bị giảm lương, hoặc sa thải bất ngờ. Như vậy, đây rõ ràng không phải là cách tốt để xây dựng công ty và đoàn kết nhân viên xây dựng công ty trong giai đoạn khó khăn.
Thay lời kết
Người lãnh đạo tài giỏi luôn biết lấy nhân viên – nguồn nhân lực trực tiếp tạo ra tiền bạc làm trung tâm. Họ thông minh trong giao tiếp và nhạy bén trong việc nhìn người. Họ không lạm dụng quyền hành và coi trọng việc phân cấp. Họ trung thực và sẵn sàng chia sẻ về tình hình công ty. Nếu bạn tuyển được một người quản lý hội tụ được các yếu tố trên, hãy yên tâm rằng bạn có thể giữ thêm được rất nhiều nhân viên ở lại với bạn.
Nguyễn Mai – Nguồn: INC
Xem thêm:
8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc
Cay đắng vì bị trưởng phòng lừa mất “cái ngàn vàng”
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.