3 lầm tưởng về khoa học mà ai cũng mắc phải khiến bạn bất ngờ

3 lầm tưởng về khoa học mà ai cũng mắc phải khiến bạn bất ngờ

Bố mẹ bạn, bạn bè bạn, anh chị em, những người thân khác, chắc chắn hầu hết trong số họ vẫn còn lầm tưởng nhiều điều về khoa học, vũ trụ hay vật lý.

Không có gì quá ngạc nhiên, khi mà hấu hết các thông tin khoa học chúng ta tiếp nhận tới từ nhiều nguồn không chính thống khác nhau, qua truyền miệng, các chương trình giải trí thay vì tài liệu nghiên cứu chính thống. Trong đó có không ít điều nghe thì hợp lý, nhưng thực tế lại không như các bạn nghĩ.

Dưới đây là một số niềm tin ngớ ngẩn phản khoa học mà nhiều người trong chúng ta vẫn truyền miệng cho nhau.

1. Mặt trời có màu vàng

Nheo mắt lại, và nhìn vào mặt trời , bạn sẽ thấy nó màu vàng. Nhưng thực tế mặt trời có màu trắng.

Bầu khí quyển của Trái Đất làm ánh sáng của Mặt Trời chuyển thành màu vàng, và hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác cũng như vậy. Khí quyển bẻ cong ánh sáng, tạo ra hiệu ứng tán xạ Rayleigh, đây cũng là nguyên nhân khiến bầu trời có màu xanh, và ánh nắng rực rỡ màu đỏ lúc chiều tà.

3 lầm tưởng về khoa học mà ai cũng mắc phải khiến bạn bất ngờ

Bởi vậy, nếu bạn ở ngoài vũ trụ, như các phi hành gia, bạn sẽ thấy ngôi sao lớn Mặt Trời có màu trắng chứ không phải nắng vàng như dưới mặt đất đâu. Phim nào lấy bối cảnh ngoài vũ trụ mà mặt trời vẫn màu vàng là sai nhé.

2. Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới

Thực ra, không phải sa mạc nào cũng nóng và nhiều cát, dù từ “sa” trong sa mạc mang nghĩa là cát. Chúng chỉ cần khô và khắc nghiệt thì được coi là sa mạc rồi. (Đây là định nghĩa của các nhà khoa học về từ Desert trong tiếng Anh).

3 lầm tưởng về khoa học mà ai cũng mắc phải khiến bạn bất ngờ

Nam Cực phù hợp với điều đó, nó chỉ nhận được hơn 30ml nước mưa mỗi năm và không nhiều loài động vật có thể sống tại đây. Nam cực rộng tới gần 14 triệu km vuông, so với 8,3 triệu km vuông của Sahara, bởi vậy sa mạc bao la rộng lớn nhất thế giới phải là Nam Cực, một nơi vô cùng lạnh giá.

3. Cuộc gọi di động thực hiện nhờ vào vệ tinh ngoài vũ trụ

Đúng, nhưng chỉ trong trường hợp bạn sử dụng “điện thoại vệ tinh“, loại mà quân đội sử dụng tại các chiến trường xa xôi. Còn điện thoại di độngsóng di động thì khác.

Điện thoại di động sử dụng sóng vô tuyến, thiết bị đầu cuối có nhiệm vụ tìm kiếm và chuyển tiếp dữ liệu tới tháp di động gần nhất. Khi bạn thực hiện cuộc gói, tín hiệu sẽ truyền qua tháp gần nhất, tới nhiều tháp tín hiệu khác, trong một mạng lưới tín hiệu cực lớn, cuối cùng tới máy người nghe.

Thực tế, vệ tinh vẫn đóng vai trò truyền tín hiệu trong một số ít cuộc gọi, chỉ chiếm khoảng 1%. Số 99% cuộc gọi còn lại đi qua cáp ngầm dưới biển và lòng đất.

 

Theo genK.vn