Ngày ngay, nhắn tin là hoạt động phổ biến nhưng không phải ai cũng chú ý tới tư thế nhắn tin. Tư thế nhắn tin sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
-
1
Đau lưng và đau cổ
Theo nghiên cứu của nhà phẫu thuật chỉnh hình Kenneth Hansraj năm 2014, với tư thế nhắn tin cúi xuống bạn có thể gây áp lực không tốt tới cột sống. Cũng theo nghiên cứu này, phần đầu của một người trưởng thành thường có trọng lượng dao động trong khoảng từ 4,5 kg đến 5,5 kg và khi chúng ta nghiêng đầu về phía trước, áp lực lên cột sống có thể lên tới hơn 27 kg ở một góc 60 độ. Do đó, nghiêng đầu về phía trước quá nhiều có thể gây ra hiện tượng đau lưng hoặc gáy.
Giải pháp: Do đó, thay vì tư thế nhắn tin cúi xuống, bạn nên giơ cao điện thoại khi có thể tránh ảnh hưởng tới cột sống, gây đau lưng và đau cổ.
-
2
Ngón tay nhắn tin
Những ngón tay thường xuyên cầm và tương tác với điện thoại có thể làm căng các sợi dây gân chạy dọc ngón tay. Đặc biệt là ngón cái. Đây được cho là ngón tay không có khả năng hoạt động linh hoạt như các ngón tay còn lại nên nhắn tin nhiều có thể để lại các cơn đau nhẹ. Thậm chí, trong một số trường hợp nó còn làm giảm sức cầm, nắm, tương tác của ngón tay và phạm vi hoạt động của chúng. Dù vậy, tình trạng này chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ để chứng minh, Huffington Post cho biết.
Giải pháp: Bạn nên tập thói quen dùng các ngón tay khác để nhắn tin thay vì chỉ dùng ngón cái.
-
3
Bàn tay nhắn tin
Nhắn tin là một hoạt động đòi hỏi nhiều thao tác phức tạp ở tay, vì thế nhắn tin nhiều cũng có thể để lại những tác động nghiêm trọng như viêm gân hay hội chứng ống cổ tay. Những hậu quả này được giới khoa học gọi chung bằng cái tên “texting claw” (bàn tay nhắn tin).
Giải pháp: trong khoảng thời gian nhắn tin hoặc chơi game trên máy tính, bạn nên tập một vài động tác co giãn bàn tay.
-
4
Một số vấn đề về hô hấp
Theo thông tin đưa ra bởi Tổ chức United Chiropractic Association của Anh, tư thế nhắn tin cúi đầu về phía trước có thể cản trở quá trình hít thở của cơ thể. Đồng thời, tư thế này cũng khiến xường sườn không thể di chuyển một cách thoải mái, ảnh hưởng tới hoạt động của tim và phổi có thể cũng gặp phải những tác động tiêu cực. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh, khi nhắn tin hoặc dùng máy tính, người dùng thường có thói quen nín thở hoặc thở gấp hơn, dẫn đến tăng độ stress và nhịp tim. Thói quen này có tên khoa học là “screen apnea”.
Giải pháp: Vì vậy, bạn cần tập thói quen thở chậm và nghỉ ngơi sau mỗi một giờ dùng máy tính hoặc điện thoại.