Cạo gió là một phương pháp giải cảm theo dân gian được lưu truyền từ lâu đời. Nhưng có những trường hợp cạo gió sẽ gây tử vong rất nguy hiểm.
-
1
Người bị cảm phong nhiệt cạo gió có thể xuất huyết não, tử vong
Cạo gió là phương pháp dân gian dùng để giải cảm, nhưng nó chỉ được áp dụng trong trường hợp cảm lạnh, hay cảm phong hàn. Còn nếu người bệnh bị cảm phong nhiệt mà dùng cách này thì biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam khuyến cáo, người bị sốt phong nhiệt cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong.
BS. Hướng giải thích: Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não, có thể dẫn đến tử vong vô cùng nguy hiểm.
Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm.
Không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng…
Người bị cảm phong nhiệt nếu cạo gió có thể xuất huyết tử vong
-
2
Trẻ em tuyệt đối không được cạo gió
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng chống chỉ định với tất cả các hình thức cạo gió. Bởi da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo. Nếu cố tình cạo có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt trong máu, dẫn đến xuất huyết não rất nguy hại cho sức khỏe và tính mạng. Chưa kể, da trẻ mỏng dễ bị tổn thương và bỏng rát nếu cạo gió.
-
3
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp, mang thai không được cạo gió
Không chỉ có trẻ em mà những người có bệnh hoặc tiền sử bệnh về tim mạch, cao huyết áp hay phụ nữ mang thai cũng tuyệt đối không được cạo gió dù với hình thức nào. Bởi thể trạng của những người này rất yếu, không thể chịu được nguồn nhiệt do cao gió sinh ra, khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy yếu hoặc xuất huyết. Đặc biệt phụ nữ mang thai nếu cạo gió có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Người bị bệnh tim mạch huyết áp cũng không được dùng cách này
-
4
Người bị bệnh da liễu cũng chống chỉ định với cạo gió
Khi cạo gió sẽ tạo ra nguồn nhiệt lớn trên da. Vì thế những người bị bệnh da liễu tuyệt đối không cạo gió, bởi nó sẽ khiến da bị tổn thương nặng, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu đang có bệnh và da liễu hãy sử dụng cách chữa trị khác.
Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi cạo gió
– Chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày.
– Dụng cụ cạo cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết.
– Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
– Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầu cảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.
– Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.
Ngoài những trường hợp nguy hiểm khi cạo gió, bạn nên tham khảo:
>> Cách trị cảm cúm nhanh và hiệu quả nhất bạn nên biết
>> Cách chữa cảm lạnh, cảm cúm mùa đông không cần thuốc