Vải thiều là loại trái cây phổ biến và rất bổ dưỡng vào mùa hè. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, không dám ăn vải thiều vì sợ nóng trong người, nổi mụn.
-
1
Không nên bỏ lớp màng trắng phía ngoài
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cùi vải) sẽ không bị sinh hỏa, nóng trong và nổi mụn. Bên cạnh đó, lớp màng trắng ngoài có vị hơi chát nên khi ăn phía bên trong cùi vải ta sẽ càng cảm thấy ngọt hơn.
-
2
Nên ăn cả phần trắng phía đầu hạt
Nhiều người thường bỏ phần trắng phía đầu hạt. Song phần này có tác dụng phòng tránh sinh hỏa, hạn chế nóng trong khi ăn vải. Do đó, bạn nên ăn cả phần trắng trên đầu hạt vải.
-
3
Uống nước thanh nhiệt trước khi ăn vải
Trước khi ăn vải, bạn có thể uống các loại nước thanh nhiệt như nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… Hoặc bạn cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hay uống nước canh xương để hạn chế nóng trong, nổi mụn.
-
4
Giảm bớt các loại quả ngọt khác
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, để xác định ăn bao nhiêu vải trong một ngày là vừa phải đối với một người bình thường thì vấn đề là muốn ăn vải thì nên bớt cơm, bớt các loại quả ngọt khác đi. “Chỉ sợ với những người thừa cân, thừa năng lượng. Còn đối với người bình thường, ăn ngày 3 – 4 lần cũng được nhưng cần bớt các loại quả ngọt khác đi”.
-
5
Không nên ăn quá 10 quả một lần
Khi ăn vải, bạn không nên ăn quá 10 quả, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
Trẻ em chỉ nên ăn 3 – 4 quả một lần để tránh bị nhiệt, nóng trong. Ngoài ra, những người thể chất âm hư, táo, nhiệt hay người bệnh tiểu đường cần cẩn trọng khi ăn vải.