5 lời cầu cứu của cơ thể trước stress

0
132
Some-Factors-That-Cause-Acne

Bạn có nhận thấy rằng mái tóc mình đang mỏng dần đi không? Hoặc làn da thôi không còn mịn màng vì những mụn viêm nhức nhối? Móng tay bạn thậm chí còn gãy trước khi bạn kịp dũa nó? Liệu có bao giờ bạn thắc mắc rằng thảm họa gì đang xảy đến với cơ thể của mình không?

  • 1

    Mụn trứng cá

    Nếu bạn còn nghi ngờ về việc stress có phải là nguyên nhân gây mụn hay không thì hãy nhớ lại những khoảng thời gian căng thẳng trong quá khứ, chẳng hạn như trước kì thi đại học hoặc buổi hẹn hò đầu tiên, bạn sẽ thấy được mối liên quan của chúng ngay thôi.

    Some-Factors-That-Cause-Acne

    Dr. Murad chỉ ra rằng con người luôn phải đối mặt với hai loại stress, và dù là loại nào thì chắc chắn đó cũng không phải bạn tốt của làn da.

    Ông gọi loại thứ nhất là “cultural”, loại này phổ biến và ám ảnh cuộc sống của chúng ta gần như mỗi ngày, ví như việc bạn mắc kẹt giữa dòng người vào giờ tan tầm, trong một loạt mớ còi xe inh ỏi và hỗn loạn, còn điện thoại thì liên tục reng reng thúc giục. Bạn hình dung được chứ? Loại thứ hai là “real stress”, những thứ khiến bạn thật-sự-căng-thẳng-và-sợ-hãi, chẳng hạn bệnh tật và chết chóc.

    traffic-jam

    Kẹt xe kinh khủng… (Cultural stress)

    thuoc-tri-nam-177

    Công việc ngập đầu… (Cultural stress)

    Murad khuyến khích việc mọi người tự xóa bỏ nguyên nhân căng thẳng của chính họ hơn là việc tạm che đậy vấn đề trước mắt. Rất đơn giản, chỉ cần bạn không quá căng thẳng thôi. Nếu đọc sách giúp bạn bình tĩnh, hãy tham gia một câu lạc bộ sách. Nếu cơ bắp bị nhức mỏi, hãy đi massage. Bạn cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, kể cả đó chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt.

    Ngheo-doi

    Nghèo đói, bệnh tật (Real stress)

    tumblr_lrzu1zYetu1qewj3qo1_500_large

    Cái chết (Real stress)

  • 2

    Nếp nhăn

    Bạn nghĩ rằng vì bạn sử dụng một loạt những loại kem chống nắng, kem dưỡng, lotion nên nếp nhăn hiển nhiên không có cửa bén mảng đến phá hoại đời bạn? Nhưng thật đáng tiếc, nếp nhăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó cực kì quen thuộc: stress.

    Một nghiên cứu năm 2001 được tiến hành tại Đại học California, San Francisco cho thấy rằng khi các tế bào tiếp xúc với căng thẳng liên tục, chúng bị lão hóa nhanh chóng. Tế bào lão hóa khiến da trở nên kém đàn hồi và dẻo dai, sự chảy xệ và các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.

    shutterstock_41563432

    Khi bạn đang bị tress, não giải phóng các peptide thần kinh – chúng là các gốc tự do, có thể gây tổn hại đến màng tế bào. “Ví như khi bạn chọc cây kim vào thân một quả nho, nước sẽ bị chảy ra. Các gốc peptide tự do cũng giống như những cây kim đâm thủng màng tế bào của bạn, khiến da bạn rơi vào tình trạng mất nước.”, Dr Murad cảnh báo.

    Bạn hãy chuẩn bị tinh thần đối diện với một làn da sạm màu, các nếp nhăn, đôi khi cả quầng thâm mắt nữa vì sự mất nước cũng ảnh hưởng tới việc lưu thông máu.

    lindsay-lohan

    Làn da sạm màu, nếp nhăn và quầng thâm mắt

    Trong cuốn sách của mình: “Wrinkle-Free Forever: The 5-Minute 5-Week Dermatologist’s Program” (Tạm dịch: Vĩnh biệt nếp nhăn: 5 phút – 5 tuần cùng bác sĩ da liễu) Dr. Murad giải thích: “Thành phần quan trọng giúp bổ sung, tăng cường độ ẩm và ngăn ngừa mất nước cho da là glucosamine và chất chống oxy hóa.”

    yoga

    Một cách hiệu quả để giúp chống lại những nếp nhăn do căng thẳng gây ra, cũng như tất cả các tác hại khác của stress đối với cơ thể, là hãy xây dựng cho bản thân một chương trình quản lý stress. Toàn những điều hết sức đơn giản nhưng đảm bảo đem đến thành quả vô cùng tuyệt vời, tất cả những gì bạn cần làm là tập thể dục (hoặc Yoga) đều đặn, điều chỉnh thực đơn ăn uống hợp lý cũng như ngủ đủ giấc.

  • 3

    Rụng tóc

    Khi rơi vào trạng thái bối rối hay căng thẳng, có lẽ rất nhiều người thường hay vò đầu bứt tóc. Mà không hề chú ý đến việc tóc có thể sẽ rụng thật.

    woman tear one's hair

    Căng thẳng gây ra rụng tóc, nhưng thường phải mất một thời gian nạn nhân mới nhận thấy tóc mình ngày một thưa thớt. Trong thực tế thì “Telogen effluvium” là vấn đề rụng tóc phổ biến có thể kéo dài đến ba tháng sau một sự kiện căng thẳng.

    Khó khăn ở đây là không có nhiều cách giúp ta cải thiện tình hình. Sự rụng tóc có thể được giảm bớt nhưng tóc bạn sẽ vẫn tiếp tục thưa dần đi.

    Hair-Loss-in-Women

    Thật dễ dàng để nói “Đừng có stress” nhưng khó mà không căng thẳng khi bạn là một cô nàng đang rơi vào tình trạng hói dần đi từng ngày. Bạn càng lo lắng, tóc càng rụng, tóc rụng, và bạn lại lo lắng hơn. Kingsley gọi đó là một vòng luẩn quẩn. Tin tốt là tóc thường mọc trở lại trong sáu đến chín tháng nếu nguyên nhân là do stress, bạn sẽ không tới nỗi phải vĩnh viễn nói lời chia tay với cái lược đâu.

    Nhưng ai bảo là chúng ta sẽ ngồi yên trong lúc chờ đợi tóc mọc lại chứ.

    facemassage

    Kingsley khuyên bạn hãy cố gắng ngủ nhiều hơn và uống bổ sung vitamin B – cả hai đều có tác dụng giúp giữ các nang tóc. Ông cũng khuyến cáo nên sử dụng mặt nạ da đầu và mát xa cho da đầu 2-3 ngày mỗi tuần, trước khi gội đầu.

  • 4

    Bạc tóc

    OK, đến đây thì bạn đã biết stress gây ra mụn trứng cá, nếp nhăn, lại còn khiến tóc của bạn phải kêu khóc rồi. Tác hại tiếp theo của stress có thể sẽ gây bất ngờ: bạc tóc.

    200114004-002

    Theo Kingsley, “Stress có thể làm cho tóc bạc trắng, mặc dù việc này vẫn chưa được chứng minh dứt khoát. Căng thẳng lâu ngày khiến lượng vitamin B trong cơ thể suy giảm, nguyên nhân chính khiến tóc bạc màu.”

    angelina-jolie-gray-hair

    Thật tệ là chúng ta không thể nào đảo ngược quá trình lão hóa, chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của chúng mà thôi. Nếu chẳng may có vài sợi tóc lạc loài vừa xuất hiện, bạn hãy nhanh chóng bổ sung tăng cường những thực phẩm giàu vitamin B đi, như rau xanh chẳng hạn.

    Green-vegetables

  • 5

    Móng tay

    Làm thế nào mà căng thẳng lại ảnh hưởng xấu đến móng tay?

    Móng tay nói lên rất nhiều về tình hình sức khỏe của chúng ta. Nếu móng tay bạn quá mềm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng hoặc viêm khớp mãn tính. Còn nếu trên móng tay xuất hiện những đường rãnh chạy dọc có thể là cảnh báo của bệnh liên quan đến tuyến giáp. Giờ thì xem xét tới ảnh hưởng của stress lên móng tay nào.

    unhealthy-nails

    Móng tay của chúng ta luôn phải chịu thương tổn từ trong đến ngoài. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nhiều người thường cắn móng tay hoặc vân vê các ngón tay trong vô thức. Theo bác sĩ da liễu Flor.A.Mayoral, MD, lặp đi lặp lại những thói quen xấu như vậy có thể gây biến dạng móng, khiến móng tay bạn trở nên sần sùi. ” Đôi khi bệnh nhân có vấn đề về móng tay không hề biết rằng chính thói quen xấu của họ khi bị căng thẳng hay lo lắng là gốc rễ mọi chuyện”, ý kiến của một bác sĩ ở một cuộc họp năm 2007 tại Học viện Da liễu Mỹ.

    is-nail-biting-unhealthy-for-kids-spring-games-photo-420-FF0509HFA12_0

    Móng tay được làm từ protein keratin. Nếu chúng ta làm hỏng các tế bào trong móng tay bởi căng thẳng, móng tay sau này sẽ trở nên yếu hơn, giòn hơn và rất dễ gãy.

    How-Caring-For-Your-Nails1

    Ngoài việc ăn uống đủ chất và lên kế hoạch quản lý stress, tin tốt lành là hiện nay có rất nhiều giải pháp giúp móng tay cứng hơn dễ dàng, nếu có thể bạn hãy đầu tư một chút cho khoản này để có được một ngoại hình hoàn hảo từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân nhé.

  • 6

    Các biểu hiện của stress và cách chống lại stress

    Biểu hiện của Stress:

     Rối loạn về chức năng cơ thể: Mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt đau cơ bắp, muốn ngất đi, tim đập nhanh, mệt lả người, đau đầu.

     Rối loạn về tinh thần: Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy bồi hồi, lo lắng sợ hãi, dễ nổi nóng, cáu giận, mất phương hướng, cảm thấy dễ bị tổn thương, tự đổ lỗi cho bản thân…

    Stress Shattered Glass Word Cloud Concept

     Tác động đến tư duy, suy nghĩ: Khó tập trung, không muốn suy nghĩ gì nữa, ý nghĩ quanh quẩn, suy nghĩ chậm, không thông suốt, bị lẫn lộn, trí nhớ sụt giảm, hoang tưởng, cảm thấy mất lòng tin…

     Rối loạn hành vi: Khó ngủ, ăn không ngon, nói năng không rõ ràng gây khó hiểu, hay tranh luận, không muốn tiếp xúc với người khác, uống rượu bia, không muốn thực hiện những hoạt động yêu thích…

    Cách chống lại Stress:

     Quan tâm đến cơ thể và hành vi của bản thân, ngay cả khi bạn áp dụng những biện pháp chống tress, bạn vẫn cần theo dõi tình trạng của mình liên tục.

     Tránh các tình huống gây căng thẳng hết mức có thể.

    clip_image039

     Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

     Tập các bài tập giúp kiểm soát nhịp thở và giảm sự mệt mỏi cho cơ bắp.

     Xác định nguyên nhân gây stress. Nỗ lực để thay đổi nguyên nhân này nếu bạn có thể, hoặc chấp nhận và học cách sống cùng với nó nếu bạn không thể thay đổi điều gì.

    stress_h_partb

     Quản lí thời gian hợp lý – hoàn thành từng việc một chứ đừng ôm đồm.

     Suy nghĩ lạc quan.

     Bộc lộ cảm xúc một cách hợp lí.

     Linh hoạt và nỗ lực thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

    Ten-Foods-to-Reduce-Stress

     Ăn uống hợp lý và tập thể thao.

     Đọc sách hoặc làm gì đó để tập trung, lúc đó bạn sẽ không bị bận tâm vì nguyên nhân gây căng thẳng nữa.