5 lợi ích lý tưởng từ việc cho trẻ ngủ sớm

5 lợi ích lý tưởng từ việc cho trẻ ngủ sớm

1. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ phóng thích ra nhiều hormone tăng trưởng

Giấc ngủ rất quan trọng trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu một giấc ngủ vừa đủ để tinh thần được minh mẫn cho ngày hôm sau. Trẻ con cũng vậy, nếu không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ chậm phát triển dẫn tới suy dinh dưỡng và nhiều bệnh lý khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng hormone tăng trưởng của trẻ chỉ được sản sinh ra nhiều khi trẻ đã ngủ say. Do đó, trẻ đi ngủ sớm hơn sẽ có giấc ngủ sâu và say hơn, hormone tăng trưởng cũng được tiết ra nhiều hơn.

Trẻ đi ngủ sớm đồng nghĩa với các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn, từ đó giúp trẻ sảng khoái và tỉnh táo hơn vào sáng ngày hôm sau.

2. Trí não phát triển hơn

Giấc ngủ của trẻ vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ lợi ích mà nó mang lại. Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng cho trẻ ngủ muộn trẻ sẽ ngủ say và dậy muộn hơn vào sáng hôm sau. Nhưng đó là sai lầm bởi giấc ngủ sâu của trẻ sẽ ngắn hơn, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.

5 lợi ích lý tưởng từ việc cho trẻ ngủ sớm

3. Tránh béo phì, trầm cảm

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn tập cho con đi ngủ muộn để “nhồi” thêm cho con một bữa ăn đêm nữa, để con không bị đói và ngủ say hơn. Tuy nhiên, chưa có chứng minh nào cho thấy con ăn khuya là tốt, thậm chí ăn khuya còn rất có hại. Trẻ ăn đêm xong và đi ngủ ngay dễ bị đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Mặt khác ăn đêm còn dễ dẫn tới tình trạng béo phì.

Trẻ ngủ sớm cơ thể sản sinh và kiểm soát được serotonin. Serotonin là chất được sản sinh trong não giúp chúng ta điều tiết được cảm xúc. Nếu ngủ muộn, cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, cáu bẳn, quấy khóc…

4. Tăng sức đề kháng

Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng, trước giờ đi ngủ nên cho trẻ vận động để trẻ ngủ ngon. Vì vậy mà thay vì cho trẻ lên giường ngủ sớm, các bậc phụ huynh lại tìm cách để trẻ nghịch ngợm, nô đùa, chạy nhảy… Điều này khiến trẻ bị kích động, cơ thể mệt mỏi hoặc quá giấc khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Khi trẻ đã quá giấc dễ dẫn tới tình trạng trằn trọc khó ngủ, hay trở mình, thậm chí có trẻ còn ngủ mệt miên man hoặc dậy khóc giữa đêm.

5 lợi ích lý tưởng từ việc cho trẻ ngủ sớm

Ngoài ra, các loại vi khuẩn gây bệnh thường hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Vì vậy, cơ thể được ngủ sớm, đủ giấc sẽ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.

5. Trẻ ngủ sớm mẹ có thêm thời gian riêng

Tập cho trẻ ngủ sớm không chỉ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mà nó còn giúp cho các bậc cha mẹ có thêm khoảng thời gian riêng để nghỉ ngơi, thư giãn, làm đẹp…

Trước giờ con ngủ, cha mẹ có thể áp dụng một số hoạt động có ích như đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay tắm dưới vòi nước ấm để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Cha mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ, thói quen thức dậy vào khoảng thời gian đã được quy định sẵn giúp cơ thể hình thành một nhịp điệu đều đặn có ích cho sự phát triển của cơ thể. Sự thay đổi đột ngột của giấc ngủ dễ dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thời gian ngủ hợp lý của trẻ cũng được quy định theo độ tuổi, trẻ càng nhỏ thì giấc ngủ nhiều và dài hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo giấc ngủ ban đêm của trẻ là từ 10 – 12h/đêm.

Để trẻ đi ngủ sớm và có giấc ngủ ngon cha mẹ nên tắt điện và tránh tiếng động lớn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ những lợi ích lớn mà giấc ngủ mang lại, từ đó giúp trẻ nhận thức được giấc ngủ là quan trọng và giúp chúng luôn tôn trọng khung thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày.

Song An

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.