Mặc dù hàng trăm nhà leo núi đã mất mạng trong nỗ lực chinh phục đỉnh Everest nhưng ngọn núi cao nhất thế giới này chưa phải là nguy hiểm nhất. Chúng ta cùng đến thăm 5 ngọn núi được coi là nguy hiểm và khó khăn hơn cả đỉnh Everest.
-
1
Kangchenjunga (Ấn Độ)
Kangchenjunga là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với độ cao 8.586m so với mực nước biển, nằm trên vùng lãnh thổ của tỉnh Taplejung, trải dài trong vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ. Kanchengjunga có nghĩa là “Năm kho báu tuyết” vì nó bao gồm 5 đỉnh, có độ cao đều trên 8.000m phủ đầy tuyết đó là Kanchenjunga Main; Kanchenjunga West (hay còn gọi là Yalung Kang); Kanchenjunga Central; Kanchenjunga South và Kambachen.
Điểm bất lợi của ngọn núi này khi chinh phục là bị cản trở bởi tuyết lở, thời tiết khắc nghiệt và không có đường mòn trực tiếp dẫn lên đỉnh núi. Do đó, cho đến nay mới chỉ có 187 nhà leo núi chinh phục được Kangchenjunga.
-
2
K2 hay Godwin Austen
Cao 8.611m so với mực nước biển, thuộc dãy Korakaram và N Kashmir, K2 là ngọn núi nằm giữa hai đất nước Trung Quốc và Pakistan, được khám phá và đo đạc trong đợt khảo sát của người Ấn vào năm 1856.
Tên đầu tiên của đỉnh này là Godwin Austen – tên của một nhà địa chất người Anh khi đến khảo sát và tìm ra nơi này. Tên gọi K2 lấy từ chữ cái đầu của dãy Korakoram. Do địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn trượt và thời tiết khó dự đoán, nên rất nhiều nhà leo núi đã thiệt mạng trong khi cố chinh phục đỉnh núi này.
-
3
Annapurna (Nepal)
Mặc dù đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Annapurna được coi là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới. Với độ cao 8.091m so với mực nước biển, Annapurna là một chuỗi những đỉnh núi ở Hymalaya, bao gồm có 6 ngọn chính: ngọn Annapurna từ 1 – 4, Annapurna (phía) Nam và ngọn Gangapurna. Trong tiếng Phạn (sanskrit), Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu hoạch”. Kể từ năm 1950, đã có khoảng 130 nhà leo núi tìm cách chinh phục ngọn núi cao 8.091m này nhưng 53 người đã thiệt mạng vì lý tưởng của mình.
-
4
Nanga Parbat (Kashmir)
Được biết đến với những cái tên: “Kẻ ăn thịt người”, “Núi quỷ”, “Núi trọc”… Nanga Parbat là ngọn núi lớn xếp hàng thứ 9 trên thế giới cùng độ cao 8.125m so với mực nước biển. Nơi đây không có sự sống bởi có quá nhiều sự lặp lại của những thảm kịch bị chôn vùi trong tuyết. Niềm kiêu hãnh của Nanga nằm ở chỗ có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới. Đặc biệt, ở phía Nam mọc lên bức tường cao 4.600m một cách lạ thường. Bức tường băng tuyết này đã làm mê hoặc các nhà leo núi kể từ năm 1953. Kể từ đó đã có hơn 263 người cố leo lên để chinh phục ngọn núi nhưng 62 người trong số đó đã bỏ mạng.
-
5
Đỉnh Eiger (Thụy Sĩ)
Thuộc dãy Alps ở Grindelwald, Thụy Sĩ, đỉnh Eiger cao 3.962m so với mực nước biển này được mệnh danh là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất hành tinh cho những nhà thám hiểm. Bởi lẽ, thời tiết ở đây rất khó có thể lường trước, cùng với đó là những sườn dốc thẳng đứng, nguy cơ sạt lở luôn thường trực, dễ dàng cướp đi sinh mạng của các nhà leo núi. Lịch sử ghi nhận, đỉnh Eiger đã chôn vùi hơn 60 nhà leo núi thám hiểm khi cố gắng chinh phục nó.