Hàng năm, thế giới lấy ngày 28/9 làm ngày thế giới phòng chống bệnh dại. Đây là ngày được Liên minh Kiểm soát bệnh dại toàn cầu đặt ra nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi các quốc gia nỗ lực hướng tới một thế giới không còn bệnh dại.
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh của động vật có vú như chó, mèo và con người. Nó gây ra tình trạng viêm cấp tính ở não. Nó dễ dàng lây lan qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh.
Về cơ bản, căn bệnh này gây ra do một loại virus được gọi là bệnh dại rất nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bệnh dại dễ khiến tất cả mọi người đều sợ hãi. Con người thường bị bệnh dại sau khi bị một con chó hay con vật nào khác đang bị nhiễm bệnh dại cắn vào người.
Do đó, để phòng tránh bệnh này, bạn cần phải thực hiện một số biện pháp để xử lý vết cắn của một con chó/mèo.
Rửa vết thương
Khi bị động vật cắn, bất kể vết thương nhỏ hay lớn, bạn cũng không nên chủ quan. Việc đầu tiên, bạn nên rửa vết với nước sạch nhiều lần. Quá trình này sẽ loại bỏ tất cả các vi khuẩn và vi trùng ra khỏi cơ thể bạn. Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn nên sử dụng thêm xà phòng diệt khuẩn vì đây là cách rửa tốt nhất.
Cầm máu
Khi bị một vết cắn lớn, bạn cần cầm máu ngay lập tức. Việc để chảy máu nhiều sẽ rất có hại cho cơ thể cũng như sức lực của bạn. Bạn có thể tạm thời cầm máu bằng cách ấn chặt tay vào vết thương.
Dùng kháng sinh
Ngay sau đó, hãy thoa kem kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Băng bó vết thương
Khi bạn bôi xong kem kháng sinh, bước tiếp theo là băng bó vết thương. Việc này sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn tấn công và giúp bạn giảm đau nhanh chóng hơn.
Gặp bác sĩ
Sau khi sơ cứu, hãy nhớ đi tiêm phòng uốn ván. Nếu vết thương lớn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Hải Đăng – (Dịch theo BS)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.