Những bí kíp này sẽ giúp bạn giải tỏa stress nhanh chóng đấy!
-
1Ngủ đủ giấcNgủ đủ giấc không chỉ làm cho bạn trông tốt hơn, nó cũng giúp cải thiện sức khỏe của bạn và giúp bạn ít căng thẳng. Nếu bạn không cho mình một thời gian ngủ thích hợp và đủ giấc thì tình trạng căng thẳng càng kéo dài vào ngày hôm sau. Và thực tế cho thấy, những người bị stress mãn tính thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng giấc ngủ tồi tệ hơn.
-
2Vận độngMột lý do khiến bạn cần tập thể dục là nó làm giảm mức cortisol. Nó là hormone từ tuyến thượng thận khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Tập thể dục sẽ giúp bạn đốt cháy hơn 300 calo mỗi giờ làm cho chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ để giải phóng endorphins – 1 loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp cải thiện tốt tâm trạng của bạn.
-
3Cười thường xuyênMột nghiên cứu cho biết, cười thật to và thoải mái sẽ giúp giảm căng thẳng, giải tỏa được những nỗi buồn phiền. Hãy tìm những niềm vui trong cuộc sống bằng cách tham gia vào các hoạt động vui nhộn có thể làm bạn cười. Điều này có thể làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể và chống lại các căn bệnh tiềm ẩn.
-
4MassageMassage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone của bạn một cách tích cực. Quá trình massage sẽ giúp bạn giảm mức độ cortisol, hormone stress và vasopressin – một loại hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra các hành vi mất kiểm soát.
-
5Thử viết nhật kýKhi bạn đang cảm thấy stress, hãy ghi lại lý do làm bạn mất kiểm soát, nó có thể giúp bạn phân tích tình hình tốt hơn. Nó thậm chí có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc hoặc một cách thức mới để giải quyết vấn đề.Và bằng cách nhìn qua mục nhật ký, bạn có thể quyết định những gì cần phải thay đổi để ngăn chặn sự căng thẳng làm ảnh hưởng đến bạn trong tương lai.
-
6Gặp bác sĩ tâm lýBạn sẽ được bác sĩ áp dụng các liệu pháp nói chuyện, thường được sử dụng như một công cụ quản lý căng thẳng để giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu. Nói chuyện trong điều trị, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và làm việc cùng nhau nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ tiêu cực hay cảm xúc của họ và thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng hàng ngày.