LDL được gọi là cholesterol xâu bởi nếu tỷ lệ LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. LDL có thể tích tụ trong động mạch và hình thành các mảng bám dễ dẫn đến xơ vữa động mạch và gây đột quỵ. Để giảm cholesterol xấu, bạn có thể áp dụng 6 bước đơn giản dưới đây mà không cần dùng thuốc.
-
1
Trước khi bắt đầu thực hiện quá trình hạ thấp mức cholesterol, điều quan trọng là bạn cần biết mức độ cholesterol của mình cao bao nhiêu và xác định trước những việc cần làm. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám tổng quát. Sau khi xem xét các yếu tố bao gồm yếu tố di truyền về bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lượng mỡ trong máu. Kết quả kiểm tra mỡ máu sẽ cho biết mức cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL) và chất béo trung tính (triglyceride). Hãy lưu giữ kết quả này để so sánh với kết quả xét nghiệm lần sau.
-
2
Đánh giá thói quen ăn uống hiện tại của bạn. Một trong những cách tốt nhất là tìm đến chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ yêu cầu bạn giữ nguyên chế độ ăn bình thường trong 1 tuần, bao gồm cả việc ăn vặt. Sau đó, chuyên gia sẽ đề ra cho bạn một kế hoạch nhằm giảm mức cholesterol xấu.
-
3
Hãy xác định những thức ăn nào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn có mức LDL cholesterol cao. Hầu hết đó là các sản phẩm từ động vật như thịt mỡ, sản phẩm từ sữa có độ béo cao, đồ ăn vặt. Hãy bắt đầu bằng việc thay thế các thực phẩm có mức LDL thấp hơn. Ví dụ như trong bữa ăn sáng, hãy thay thịt và trứng bằng bột yến mạch và trái cây tươi. Chất xơ trong bột yến mạch sẽ bám vào LDL cholesterol và được bài tiết ra khỏi cơ thể trước khi có cơ hội đi vào động mạch. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.
-
4
Ăn các loại cá cá hồi, cá thu rất giàu omega 3 2-3 lần/tuần để giảm mức LDL cholesterol trong máu. Nếu không thích hải sản, bạn có thể tìm mua viên bổ sung omega 3 với liều lượng khuyên dùng là từ 1000-2000mg/ngày.
-
5
Ăn nhiều các loại trái cây và rau quả có chứa sterol và stanol thực vật, rất hiệu quả trong việc ngăn không cho cơ thể hấp thụ LDL cholesterol.
-
6
Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) như các loại đồ ăn vặt, chiên xào và thức ăn nhanh.