Thiết kế logo là thứ gì đó bạn nên nhuần nhuyễn trong suốt sự nghiệp của mình bằng cách thực hành và luyện tập. Nhưng nếu bạn đang muốn tạo ra những mẫu thiết kế logo độc và lạ, luyện tập sẽ không bao giờ là đủ.
Trong bài viết này, chúng tôi gợi ý cho bạn 6 cách có thể giúp nâng cao thiết kế logo của mình. Vậy nếu bạn đang nghiêm túc muốn đưa kĩ năng của mình lên một level mới thì hãy đọc tiếp nhé.
1. Nghiên cứu tốt hơn
Thiết kế logo không chỉ là về làm ra thứ gì đó trông đẹp mà còn là về phục vụ cho nhu cầu kinh doanh và phản ánh ý nghĩa của thương hiệu đó. Vậy trước khi bắt đầu phác thảo ý tưởng, bạn cần làm vài cuộc khảo sát với khách hàng và biết rõ hơn những ý tưởng đó như thế nào.
Tương tự khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần nghiên cứu kĩ về công ty và nhãn hiệu của nó. Hãy đọc những gì nói về nó, trên website và các nguồn uy tín khác cũng như những blog công nghiệp và những người từng bình luận về nó và những gì người ta đăng về công ty đó trên mạng xã hội.
Tất cả chúng sẽ cho bạn một khởi đầu thuận lợi khi lần đầu giao tiếp với khách hàng. Ý tưởng thiết kế của bạn có khả năng được chấp nhận hơn bởi vì bạn có thể giải thích những ý tưởng đó sẽ giúp việc kinh doanh của khách hàng như thế nào. Một ví dụ của nguyên tắc này khi được đưa vào thực tiễn là bản tái thiết kế năm 2016 của Design Bridge về logo Guinness (ở trên) dựa trên nghiên cứu mở rộng vào di sản thừa kế của công ty để kể lên câu chuyện của thương hiệu.
2. Hỏi những câu hỏi hay hơn
Những nghiên cứu ban đầu bạn làm về một công ty chỉ là bước đầu tiên trong việc hiểu được nó. Tiếp theo là phải đào sâu hơn, tận dụng việc tiếp cận với các nhà lãnh đạo và đưa ra những câu hỏi sâu sắc.
Câu hỏi sẽ thường bao gồm những thứ đại loại như: Sản phẩm của bạn hướng tới đối tượng người dùng nào? Bạn dự định phát triển công việc kinh doanh của mình như thế nào? Đối thủ chính của bạn là ai? Sứ mệnh của bạn là gì? Những mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Những câu hỏi này trông có vẻ không liên quan tới toàn thiết kế của logo nhưng chúng cũng quan trọng không kém.
Ví dụ, nếu nhóm đối tượng thuộc nhóm trung niên thì bạn có thể sẽ không muốn làm cho thiết kế của mình mang một vẻ trẻ trung và năng động. Nếu logo của đối thủ sử dụng một font chữ đặc biệt, bạn có thể cũng muốn sử dụng một cái khác, đặc trưng của riêng mình (đi kèm với các lý do hợp pháp). Chúng ta cũng có thể hỏi một câu rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề như là:”Tại sao bạn lại cần một logo mới?” Câu trả lời có thể sẽ cụ thể hơn.
3. Tập trung phát triển trên điện thoại trước
Nếu bạn chú ý các logo năm nay, bạn sẽ để ý tới số lượng các thương hiệu lớn đã đơn giản hóa và làm phẳng logo của họ (hãy xem những logo mới từ BT, Subway, Mastercard, Instagram, HP, Bing và Gumtree) và bạn sẽ hiểu ý của chúng tôi là gì.
Họ chỉ tiếp tục cái xu hướng đã tồn tại trong suốt thập kỉ qua tương tự như Facebook, eBay, Microsoft và Yahoo dẫn dầu trong việc làm cho thiết kế của họ siêu tối giản. Không trùng hợp khi mà những công ty này đều là những gã khổng lồ công nghệ bởi vì đó phần lớn là một hiện tượng của làng công nghệ – nhưng nó là thứ ngày càng ảnh hưởng tới TẤT CẢ các thương hiệu.
Nói ngắn gọn là khi càng nhiều người bắt đầu truy cập web thông qua điện thoại hơn máy tính thì ngày càng nhiều nhà thiết kế logo không thể kiểm soát được kích thước về sản phẩm của họ. Khi nó xuống còn vài pixel siêu nhỏ thì một cái logo quá cầu kì sẽ chỉ trông như một vệt mờ. Ngược lại, một thiết kế tối giản và phẳng với một bảng màu đơn giản vẫn sẽ dễ nhận diện hơn.
Dù bạn thích hay không thì tương lai của thiết kế logo sẽ được đơn giản hóa. Vậy bạn có bắt tay vào ngay bây giờ và ưu tiên cho thiết bị di động trước khi bắt đầu thiết kế cho logo của mình?
4. Thoát ra khỏi vùng an toàn của những font chữ bạn hay dùng
Một phần tạo nên một logo trông khác biệt là nhờ vào việc sử dụng một font chữ trông mới lạ. Hiện tại có rất nhiều font mới có thể khơi lên nguồn cảm hứng trong bạn và một nơi tuyệt vời để tìm ra chúng là bài viết 100 fonts tốt nhất được cập nhật liên tục trong khi chúng tôi cũng đã gom lại được nhiều mẫu font logo đẹp khác nữa.
Bạn cũng không cần thiết phải dành nhiều tiền bạc vào các font mới. Ngày nay, Adobe Illustrator cho phép bạn chơi với các font Typekit trực tiếp trong phần mềm mà không cần phải mua chúng, thêm nữa còn nhiều cái khác bạn có thể thử trước khi quyết định mua font services. Vậy nên đừng chần chừ thử nghiệm các font khác nhau và hi vọng là niềm cảm hứng sẽ đến với bạn.
5. Học hỏi những người đi trước
Nhiều bài viết về thiết kế logo khuyên bạn nên ghé qua vô số những phòng trưng bày logo để tìm nguồn cảm hứng cho riêng mình – Và điều đó không có gì là sai cả. Nhưng hãy tỉnh táo. Phần lớn những logo này thuộc về cá nhân hoặc dự án của sinh viên và chúng không phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Và trong khi những cái khác sẽ là những logo thật, chúng thường có ít hoặc không có thông tin gì về liệu chúng đã thực sự thành công trong mục tiêu kinh doanh của mình hay chưa.
Nếu bạn muốn cải thiện kĩ năng bóng đá của mình, bạn phải xem những ngôi sao của giải Ngoại Hạng chứ không phải những đứa trẻ đá banh quanh sân chơi địa phương. Và tương tự, nếu bạn muốn hiểu về thiết kế logo, bạn nên học từ những người giỏi nhất. Vậy nên thay vì tìm kiếm những logo trung bình trong phòng trưng bày và hy vọng được truyền cảm hứng, hãy dành thời gian học hỏi các logo thương hiệu lớn đã tồn tại lâu đời.
Chỉ bằng cách thấy chúng hoạt động thế nào trong thế giới thực của các poster, bao bì, siêu thị, thương mại và bất cứ nơi nào khác (bạn không phải đi xa để tìm thấy chúng) thì bạn có thể thực sự trân trọng tại sao và bằng cách nào những logo này thành công. Hơn nữa, để biết được câu chuyện đằng sau chúng, hãy đón xem những bài viết của chúng tôi về lịch sử của logo McDonald, logo sách Penguin, logo Adidas, logo BMW và logo Coca-Cola
6. Thấu hiểu tâm lý
Sẽ thật là tốt khi đưa ra một lời giải thích dài và chi tiết tại sao thiết kế logo của bạn rất tinh tế. Nhưng trong thực tế, không ai (trừ những nhà thiết kế khác) sẽ nhìn thoáng qua logo của bạn trong hơn một vài mili giây. Để gây ấn tượng thì nó cần phải thu hút bản năng tiềm thức của con người ở mức độ căn bản nhất.
Một sự thấu hiểu tốt trong tâm lý của con người có thể giúp bạn tạo ra những bản thiết kế tốt hơn mà kết nối dựa trên mức tiềm thức. Sự am hiểu tâm lý phù hợp yêu cầu một vài kĩ năng đọc vị nhưng nếu bạn thấy khó chịu với một chương trình kiểm tra kiến thức (academia) thì một quyển sách khoa học phổ thông như Thinking Fast and Slow của Daniel Kahneman, Nudge của Richard H Thaler hoặc Drive của Daniel H Pink sẽ cho bạn một lượng kiến thức mà bạn cần.
Trong lúc đó, cho một vài mẹo tâm lý đơn giản, bảng infographic này cung cấp một điểm khởi đầu và bạn cũng có thể tham khảo trong những bài viết về tâm lý hình dạng của logo và tâm lý màu sắc.