Nếu bạn đang bị loãng xương thì việc điều trị và bổ sung canxi là rất quan trọng. Nhưng việc tránh nguy cơ gãy xương do loãng xương như cũng quan trọng không kém. Theo Viện Y tế Hoa Kỳ thì loãng xương gây ra hơn 1,5 triệu ca gãy xương mỗi năm. Gãy xương gây đau đớn và mất khả năng vận động, nhất là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
-
1
Tập thể dục để cải thiện độ cân bằng và sức mạnh
Người bị loãng xương luôn lo lắng về những rủi ro khi tập thể dục. Dĩ nhiên là việc ngồi trên chiếc ghế bành cả ngày rất an toàn và không sợ bị té như khi chạy bộ. Tuy nhiên, lập luận này chỉ có ý nghĩa trực quan vì thực tế tập thể dục làm giảm nguy cơ bị té ngã.
Vận động giúp duy trì khả năng phản xạ và giữ cơ bắp luôn khỏe mạnh. Nếu bạn tập luyện thường xuyên, độ cân bằng tốt hơn thì điều đó sẽ giúp bạn ít có khả năng té ngã hơn.
Bên cạnh việc cải thiện sự cân bằng và sức mạnh thì tập thể dục cũng có tác động trực tiếp đến sức mạnh của xương. Xương là một mô sống như cơ bắp, sẽ suy yếu nếu bạn không vận động thường xuyên. Bằng cách vận động, bạn có thể làm xương trở nên chắc khỏe và ít có khả năng bị gãy nếu té. Các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp các bài tập chịu nặng như đi bộ, bài tập nâng cao sức chịu đựng như nâng tạ, bài tập năng cao tính linh hoạt và cân bằng như yoga hay thái cực quyền.
-
2
Bước đi cẩn thận
Nếu bạn bị loãng xương, bạn cần lựa chọn kỹ giày dép vì đi sai giày sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.
Bạn nên đi một đôi giày gót thấp, có đế bằng cao su. Mặc dù đi giày thể thao là tốt nhưng bạn không nên bước những bước quá dài vì sẽ làm bạn bị ngã.
Đi bộ với vớ và dép trong nhà cũng làm tăng nguy cơ bị trượt. Khi đi bên ngoài, nên đi trên cỏ khi trời mưa vì bạn dễ dàng bị ngã trên nền bê tông.
Nếu bạn gặp khó khăn khi đi lại do viêm khớp hoặc vấn đề khác thì nên sử dụng gậy hoặc khung tập đi để hỗ trợ.
-
-
3
Biết thuốc ảnh hưởng đến bạn như thế nào
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Nhưng bạn cần những loại thuốc này vì lí do sức khỏe thì phải làm gì? Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ liệu rằng có thể thay đổi liều lượng hoặc thay đổi thuốc để làm giảm nguy cơ té ngã.
Rượu cùng với các loại thuốc bất hợp pháp cũng làm tăng nguy cơ té ngã.
-
4
Luôn bật đèn sáng
Tầm nhìn của bạn sẽ giảm khi bạn già đi và đây là điều đáng quan tâm nếu bạn đi vào những khu vực tối và bị té ngã. Vì vậy, hãy làm ngôi nhà của bạn sáng lên bằng cách:
– Lắp đèn trong tất cả các phòng
– Sử dụng đèn ngủ trong phòng ngủ, phòng tắm, hành lang…
– Cầu thang đều có ánh sáng tốt
– Giữ 1 chiếc đèn pin bên cạnh giường
-
5
Giữ sức khỏe tốt
Một số bệnh khác cũng liên quan đến gãy xương như bệnh phổi, cường giáp, ung thư, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính, lạc nội mạc tử cung.
Những bệnh này có thể làm cho tầm nhìn của bạn giảm từ từ hoặc dáng đi của bạn có chút không ổn định nhưng bạn không hề hay biết. Đó là lí do tại sao bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện tốt lời khuyên của bác sĩ.
-
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hấp thu đủ lượng canxi và vitamin D theo khuyến nghị của MayoClinic.com. Người dưới 50 tuổi cần cung cấp 1.000 mg canxi mỗi ngày. Người trên 50 tuổi cần 1.200 mg mỗi ngày. Cùng với các sản phẩm sữa, canxi được tìm thấy trong hạnh nhân, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn nấu chín, cá hồi với xương đóng hộp, cá mòi và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ. Người lớn nên có được từ 400 đến 1.000 IU vitamin D mỗi ngày. Vitamin D được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời tự nhiên, dầu cá và lòng đỏ trứng.
-
6
Gãy xương là không thể tránh khỏi
Thậm chí có biện pháp phòng ngừa nhưng có một số loại gãy xương cũng rất khó để phòng tránh. Chỉ cần một va chạm nhẹ cũng đủ làm gãy xương ở những người bị loãng xương nặng. Chỉ có 10-15% trường hợp gãy xương cột sống là do té ngã, nhiều nhất là do vận động của cơ thể như cúi xuống, thậm chí là ho. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẫn tốt hơn là hối hận vì đã không thực hiện.