Một thai kỳ khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học cùng tâm lý thoải mái của mẹ bầu đóng góp rất lớn vào sự phát triển của em bé trong bụng. Và để thời gian 9 tháng 10 ngày suôn sẻ, không gặp trắc trở, ốm đau gì, mẹ nhớ đừng bỏ qua những điều này:
Khi mang thai, bạn vẫn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và tránh bị tăng cân quá nhiều. Ngoài ra việc tập luyện giúp cho tinh thần mẹ bầu luôn được thoải mái, cơ thể linh hoạt, chuẩn bị tốt nhất cho cơn vượt cạn sắp tới. Một số bài tập mẹ nên tập như yoga, bơi lội, bài tập Kegel hoặc đơn giản nhất là đi bộ.
2. Ăn uống khoa học
Trong thời gian mang thai, mẹ cần phải ăn đủ chất cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ phải ăn nhiều gấp hai lần. Ăn uống khoa học có nghĩa là mẹ phải thận trọng trong việc ăn uống hàng ngày. Không ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ chiên rán. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước hàng ngày. Không cần ăn nhiều tinh bột, tập trung vào những siêu thực phẩm giàu vitamin và Omega-3 như cá hồi, thịt nạc, thịt ức gà, tôm, các loại hạt, các loại đậu, rong biển…Nếu có điều kiện, mẹ nên tham khảo bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn về khẩu phần ăn cho bà bầu.
3. Uống thuốc bổ sung vitamin cho mẹ bầu
Ngoài việc ăn uống khoa học, mẹ bắt đầu uống thuốc bổ sung vitamin tổng hợp. Uống thuốc bổ sung vitamin kết hợp ăn uống sẽ đảm bảo mẹ bầu nhận được đủ vitamin khoáng chất cần thiết, giúp bé phát triển tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ.
4. Tận hưởng quãng thời gian mang thai đầy hạnh phúc
Sau 3 tháng đầu bị nghén và mệt mỏi, mẹ sẽ bước vào giai đoạn thai kỳ tràn trề năng lượng và hạnh phúc. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để nuông chiều bản thân. Ăn những món ăn ngon, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè, xem phim, đọc sách, nghe nhạc…là một số hoạt động đơn giản giúp mẹ thư giãn trong thai kỳ. Mẹ nên nhớ tâm lý mẹ thoải mái sẽ tạo tiền đề rất quan trọng cho bé phát triển toàn diện và vượt bậc.
5. Không làm việc quá sức
Giai đoạn này, sức khỏe của mẹ và con là quan trọng nhất. Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi và thư giãn nhiều để bé phát triển bình thường. Vào những tháng cuối, cơ thể mẹ bầu nặng nề hơn nên mẹ có thể hạn chế làm một số việc nặng. Nhờ sự giúp đỡ của người thân nếu cảm thấy quá căng thẳng và mệt mỏi.
6. Trang bị kiến thức về mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh
Tận dụng thời gian rảnh rỗi để đọc các tài liệu về mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ tạo cho mẹ tâm lý thoải mái, chủ động cho cuộc sống chăm con mọn sắp tới. Trên mạng Internet hay các diễn đàn làm mẹ đều có rất nhiều thông tin hữu ích, những kiến thức căn bản về mang thai. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham gia một số lớp học tiền sản để học cách cho con bú, cách chăm sóc trẻ sơ sinh những ngày đầu.
Việt Hà – Nguồn: BS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.