Nhiếp ảnh gia đồng thời là giảng viên Colin Smith của photoshopCAFE có 7 lời khuyên tuyệt vời cho người sử dụng Lightroom mà có thể khiến bạn ngạc nhiên và làm công vệc hậu kỳ ảnh của bạn dễ dàng hơn một chút. Dưới đây là danh sách 7 tính năng ẩn mà ông chia sẻ.
1. Hãy thử chế độ Solo Mode
Di chuyển qua tất cả các bảng chức năng trong Develop mode có thể khiến bạn mất thời gian. Đặc biệt là khi bạn mở các tab đó thì bảng này bắt đầu dài ra và làm cho bạn mất thời gian rê chuột.
Nếu bạn nhấp chuột phải vào một trong các bảng điều khiển, chẳng hạn như “Basic”, bạn có thể bật “Solo Mode”. Bây giờ mỗi khi bạn mở một tab của thanh bên, những tab khác sẽ thu gọn lại.
2. Tăng Kích thước Slider
Tăng kích thước của thanh trượt cho phép bạn kiểm soát tốt hơn điều chỉnh mà bạn đang thực hiện.
Chỉ cần nhấp vào cạnh của thanh bên, và kéo nó sang bên trái. Lightroom sẽ nhớ chiều rộng thanh bên cho mỗi mô-đun khác nhau.
3. Xoá các hình dạng với kích thước của hình ảnh
Nếu bạn muốn áp dụng bộ lọc xuyên tâm (radial filter) cho ảnh của mình, chẳng hạn như khi áp dụng chế độ làm mờ, bạn có thể dễ dàng chụp hình để hoàn toàn phù hợp với bức ảnh. Chỉ cần nhấn phím Control trên Windows (hoặc Cmd trên máy Mac) và nhấp đúp vào chân màu đen ở giữa hình dạng.
4. Ẩn các module không mong muốn
Bạn không thích danh sách các mô-đun lộn xộn ở trên cùng bên phải của màn hình Lightroom? Chỉ cần nhấp chuột phải và vô hiệu hóa những thứ bạn không muốn hiển thị để có một không gian làm việc đơn giản hơn.
5. Chỉnh sửa Video nhanh trong Lightroom
Thông thường, việc mở một video trong Develop của Lightroom sẽ cung cấp cho bạn thông báo “not supported”. Đừng lo lắng – chỉ cần chụp một khung hình của video và chỉnh sửa.
Khi bạn đã thực hiện các chỉnh sửa của mình, hãy chọn cả video và khung hình tĩnh và nhấp vào “Sync…” ở góc dưới bên phải. Bây giờ những thay đổi của bạn sẽ được thực hiện cho từng khung trong suốt chính đoạn video!
6. Hiển thị Metadata cho các ảnh riêng lẻ khi chọn nhiều
Có thể bạn đã nhận thấy rằng khi bạn chọn nhiều hình ảnh trong mô-đun Library, bạn không thể xem Metadata cho từng hình ảnh riêng lẻ. Thay vào đó, nó sẽ chỉ đọc “”.
Để thay đổ bạn vào “Metadata” trong thanh công cụ và chọn “Show Metadata for Target Photo Only”.
Sau đó, khi bạn đánh dấu một bức ảnh cụ thể trong lựa chọn của mình, bạn sẽ thấy Metadata của hình ảnh đó.
Hy vọng, những mẹo này có thể giúp cho công việc hậu kỳ của hình ảnh bạn trở nên đơn giản một chút.