1. Muối tác động đến tuyến giáp như thế nào?
Tuyến giáp cần có đủ i-ốt để hoạt động tốt. Vì vậy, hãy sử dụng loại muối chứa i-ốt, thay vì dùng muối biển hoặc muối đóng gói bởi chúng được chế biến thô sơ nên thường không có hoặc ít i-ốt.
Nên sử dụng muối chứa nhiều i-ốt để ngừa bệnh về tuyến giáp
2. Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp hoặc các loại rau màu xanh khác có chứa nhiều magie-một loại khoáng chất quan trọng trong cơ thể, nhất là đối với tuyến giáp. Khi cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau cơ và có sự thay đổi trong nhịp tim thì chứng tỏ là bạn đang bị thiếu magie.
Rau màu xanh chứa nhiều magie
3. Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân và hạt bí ngô cũng là thực phẩm chứa nhiều magie. Mặt khác, chúng cũng rất giàu selen, một khoáng chất hỗ trợ cho hoạt động của tuyến giáp.
Tuy nhiên, hạt đậu nành lại có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp nếu cơ thể bạn đang bị thiếu i-ốt, vì một số chất trong đậu nành làm giảm sự hấp thụ i-ốt từ bên ngoài vào cơ thể.
Các loại hạt chứa nhiều selen
4. Hải sản
Cá, tôm, rong biển là những thực phẩm giàu i-ốt, mà i-ốt rất cần thiết cho một tuyến giáp khỏe mạnh. Do đó, hãy sử dụng những thực phẩm này 2-3 lần/tuần để phòng bệnh về tuyến giáp.
5. Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật như thận, tim, gan có rất nhiều axit lipoic-một loại axit béo khá phổ biến. Nhưng nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều axit lipoic sẽ làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp. Lipoic cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà bạn đang dùng.
Hải sản tốt cho tuyến giáp vì rất giàu i-ốt |
Ăn nhiều nội tạng động vật sẽ làm rối loạn hoạt động tuyến giáp |
6. Gluten và tuyến giáp
Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mì và lúa mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gluten trong ngũ cốc ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ gây bệnh Hashimoto (suy giáp) và bệnh Graves. Do vậy, cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa gluten để phòng ngừa các bệnh tuyến giáp.
Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều gluten |
7. Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp và thực phẩm
Một số thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Chúng làm chậm hoặc nhanh quá trình hấp thụ các thuốc này của cơ thể. Vì thế, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin trước khi sử dụng thuốc.
Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ |
Vậy, khi bị bệnh tuyến giáp bạn nên làm gì?
Việc sử dụng hay hạn chế các loại thực phẩm trên là thông tin hữu ích với những người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tại Việt Nam hiện nay, khi mắc các bệnh về tuyến giáp, mọi người có xu hướng tìm đến sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Ngoài ưu điểm về tính an toàn, ít gây tương tác thuốc, các sản phẩm này còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh về tuyến giáp. Nổi bật trong đó là dòng sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần chính từ hải tảo, kết hợp với bán biên liên, ba chạc, neem, khổ sâm… Sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp và tăng cường, điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch – tác động vào nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp, cải thiện các khối u ở tuyến giáp.
Chú ý 7 loại thực phẩm trên, kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược chiết xuất từ thành phần chính hải tảo sẽ giúp bạn có một tuyến giáp khỏe mạnh.
Nguồn: Theo Infonet
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.