Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa cần phải được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần phải được các bác sĩ tiến hành chứ không phải là mẹ tự làm cho bé nếu như mẹ không phải là bác sĩ. Đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nên phải để các bác sĩ chuẩn đoán.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này cho trẻ là cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ nhỏ, và không được để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. Nếu như là trẻ sơ sinh thì bạn phải vệ sinh bình bú sạch sẽ cho bé và bể trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Nếu như tràn vào vòi nhĩ thì nguy cơ bị viêm tai của bé càng cao hơn.

Khi trẻ bú thì không được cho trẻ bú nằm. Nếu như trẻ nôn trớ thì mẹ không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Những lúc gội đầu cho trẻ, mẹ không nên hạ thấp đầu trẻ quá bởi trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa. Còn nếu như trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,… thì mẹ cần cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm bởi bệnh này là bệnh rất dễ tái phát. Với trẻ mắc bệnh này cần được theo dõi thường xuyên để phòng tránh tái phát.

Một số thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa

Zenodem (Cefpodoxime proxetil) là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 phổ kháng khuẩn rộng dùng đường uống. Đây là tiền dược của cefpodoxime.
Thuốc kháng sinh này được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nó bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng….
Thuốc kháng sinh Augmentin thường được dùng điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới (bao gồm cả Tai-Mũi-Họng), điều trị đường niệu dục, da và mô mềm, xương và khớp và các nhiễm khuẩn khác như sảy thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn ổ bụng.
Thuốc kháng sinh Augmentin có tính diệt khuẩn rất cao đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả các dòng tiết b-lactamase đề kháng với ampicillin và amoxycillin.

Hãy để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh cho con bạn và kê đơn điều trị. Với đơn điều trị của bác sĩ thì mẹ có thể yên tâm cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.