Khi về già, răng bạn sẽ dễ bị yếu, rụng, gây nhiều khó khăn khi ăn uống. Để vừa có cảm giác ngon miệng, lại đảm bảo dinh dưỡng, các nhà khoa học Trung Quốc xin đưa ra những lời khuyên sau:
-
1
Gắn răng giả
Nếu có thể tốt nhất là nên chọn phương pháp này. Nó giúp bạn có thể thưởng thức được mọi hương vị như hồi còn trẻ và chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy ngon miệng trở lại.
-
2
Mua máy nghiền, trộn gia dụng
Đối với những người không còn khả năng nhai thì chiếc máy này được coi là “bộ nhá” thứ 2 của họ. Nó giúp cho bạn ăn các loại thịt, rau, cá, hoa quả, và kết hợp chúng 1 cách dễ dàng.
Uống sữa để bổ sung thêm dưỡng chất
-
3
Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu
Khi về già, giấc ngủ không được dài như trước. Trung bình 1 ngày thời gian ngủ chỉ bằng 1/3 so với thời trẻ, lượng nước bọt tiết ra cũng chỉ còn 1/5 nên chức năng tiêu hóa cũng bị giảm sút.
Vì thế nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như thịt gà (thịt gà rất giàu protein, lượng mỡ phân bố đồng đều) nhưng khi chế biến nên hầm cho thật nhừ. Thịt, cá nên mua loại tươi sống, ít mỡ, cắt khúc nhỏ rồi mới đem chế biến. Ngoài ra, đậu phụ, sữa bò, và bánh ngọt cũng rất thích hợp cho người già.
-
4
Thay đổi thói quen ăn cháo sang ăn cơm nhão
Nhiều người khi về già bắt đầu hình thành thói quen ăn cháo loãng vì cho rằng cháo không cần nhai nên dễ tiêu hóa. Thực ra, nếu ăn cháo thường xuyên, các cơ quan tiêu hóa sẽ ít phải làm việc, vô hình chung cũng làm giảm chức năng tiêu hóa khi ăn các thực phẩm khác.
-
5
Không nên ăn quá no
Về già, dạ dày bị co loại, khoang đựng thức ăn cũng không được to như trước. Ăn quá nhiều trong 1 lúc sẽ dấn đến hiện tượng khó tiêu, thậm chí tắc nghẽn đường ruột. Tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày.
-
6
Ăn nhanh không tốt
Nên ăn 1 cách từ tốn, nhai chậm rãi thức ăn, để cơ thể có thời gian hấp thụ và tiêu hóa từ từ.
-
7
Không ăn thức ăn khi còn nóng
Khi vừa chế biến xong, xin chớ vội ăn ngay vì như thế có thể làm tổn thương đến cổ họng và thực quản. Hãy bắt đầu ăn khi thức ăn còn ấm.