8 lưu ý mẹ cần biết về trào ngược thực quản ở trẻ

0
113
8 lưu ý mẹ cần biết về trào ngược thực quản ở trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khi mọi thức ăn ở dạ dày trào lên thực quản. Người khỏe mạnh bình thường cũng ít nhất một lần gặp hiện tượng này, phụ nữ mang thai cũng hay bị trào ngược do ốm nghén hoặc bị ợ nóng kéo dài. Bình thường là vậy, nhưng trào ngược thực quản ở trẻ nhỏ lại khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đặc biệt trường hợp bé bị trào ngược, sau đó quấy khóc khó chịu.

Bố mẹ cần hiểu rằng ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Có nhiều yếu tố khiến cho thức ăn đã xuống dạ dày dễ dàng bị trào ngược trở lại như chế độ ăn toàn chất lỏng (ít nhất trong 6 tháng đầu đời), bé chưa biết ngồi, đi nên nằm là chủ yếu, thực quản của bé ngắn hơn so với thực quản của người lớn.

Một số bé bị trào ngược thực quản sau đó trào luôn thức ăn ra ngoài. Mọi người hay gọi hiện tượng này là nôn trớ. Nếu bé vẫn ăn uống, ngủ chơi bình thường và tăng cân đều đặn, thì hiện tượng nôn trớ này không đáng lo ngại. Cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh và tự khắc phục dần dần. Tuy nhiên nếu trào ngược đi kèm những triệu chứng nghiêm trọng, bé nên được đưa đi khám để chẩn đoán có mắc bệnh trào ngược thực quản hay không.

Sau đây là một số thắc mắc liên quan đến chứng trào ngược thực quản ở trẻ.

1. Hiện tượng trào ngược ở trẻ phổ biến như thế nào

Bé có thể bị trào ngược vài ngày một lần là chuyện bình thường. Có thể bị ngay sau bữa ăn, thậm chí 1-2 tiếng sau ăn. Bé bị trào ngược nhiều nhất trong tháng đầu tiên sau sinh, khoảng 73% trẻ sơ sinh gặp hiện tượng này. Sang đến tháng thứ 5, hiện tượng trào ngược sẽ giảm đáng kể.

8 lưu ý mẹ cần biết về trào ngược thực quản ở trẻ

2. Những yếu tố khiến bé dễ bị trào ngược

– Bú quá nhiều sữa hoặc bú quá nhanh

– Hít phải không khí trong khi bú sữa. Mẹ có thể cho bé ợ hơi sau mỗi cữ bú để giảm tình trạng này

– Vào giai đoạn mọc răng, bé nuốt nhiều nước bọt hơn bình thường

– Bé bắt đầu làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ

– Bị cảm lạnh hoặc nuốt phải nhiều chất nhầy (ví dụ nước mũi, đờm)

3. Khi nào bé sẽ hết trào ngược?

Thông thường trào ngược sẽ biến mất khi bé được 1 tuổi. Chỉ khoảng 4% trẻ tiếp tục mắc chứng này khi lớn hơn 1 tuổi.

4. Khi nào nên lo lắng

Nếu trẻ phát triển đúng chuẩn, không gặp vấn đề về hô hấp, không bị đau khi trào ngược, thì trào ngược là hiện tượng sinh lý bình thường.

Chứng trào ngược sẽ phát triển thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu bé được chẩn đoán mắc các bệnh về dạ dày, hô hấp, bị nhiễm trùng, hoặc nhạy cảm với protein trong sữa.

5. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Bé trào ngược sau hầu hết các cữ bú.

– Bé cáu kỉnh mỗi lần bú, hoặc từ chối bú.

– Không tăng cân

– Bé gặp vấn đề về hô hấp, ho dai dẳng kéo dài, thở khò khè hoặc viêm phổi.

6. Sữa mẹ và sữa công thức có liên quan đến trào ngược?

Trẻ bú mẹ ít có nguy cơ bị trào ngược hơn so với trẻ bú sữa công thức.

7. Một số mẹo hạn chế hiện tượng trào ngược ở trẻ

– Cho bé ợ hơi sau mỗi cữ bú.

– Chú ý đến các dấu hiệu bé đói, đừng để bé bị đói quá lâu mới cho bú.

– Không cho bé bú nằm, để người bé thẳng hơn khi bú.

– Cho bé bú từng ít một.

– Không rung lắc, đu đưa bé sau mỗi cữ bú.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé.

– Hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc.

– Bản thân người mẹ hạn chế uống cà phê. Chất caffein có thể truyền vào sữa mẹ, khiến tình trạng trào ngược tồi tệ hơn.

8. Cho bé uống sữa đặc hơn liệu có giúp cải thiện tình trạng trào ngược

Nhiều người pha thêm bột lắc sữa hoặc pha sữa đặc hơn với suy nghĩ rằng có thể hạn chế tình trạng trào ngược ở trẻ. Tuy vậy đây là quan niệm sai lầm. Mẹ không nên pha bất cứ thứ gì vào sữa của bé, dù bé đang bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Việt HàNguồn: BB

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.