Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh hay gặp vào mùa hè nhất là những bệnh nhân có bệnh lý như sỏi tiết niệu. Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, đường tiết niệu mà gây bệnh. Được xếp vào phạm vi chứng lâm và thuộc loại “nhiệt lâm” trong y học cổ truyền.
-
1
Búp măng tre 5 – 7 búp; cam thảo đất, râu ngô, lá mã đề, rễ cỏ tranh mỗi thứ một nắm. Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 ngày.
-
2
Độc vị lá bạc thau (bạc sau). Lấy lá non và bánh tẻ bạc sau, rửa sạch ăn với muối ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 7 lá. Ăn liên tục tới khi khỏi bệnh.
-
3
Lá nhọ nồi một nắm to, nước dừa non 1 – 2 quả. Lá nhọ nồi rửa sạch giã nát chiết lấy dịch hòa chung với nước dừa non. Chia đều uống 2 – 3 lần trong ngày.
-
4
Rau ngót một nắm to rửa sạch giã nát, chiết lấy dịch đem phơi sương một đêm, chia đều uống 2 – 3 lần trong ngày.
-
5
Râu ngô, rễ cỏ tranh, râu mèo mỗi thứ một nắm, dành dành 3 – 5 quả. Tất cả sắc uống thay nước trong 3 – 5 ngày.
-
6
Rau má ta, rau mã đề mỗi thứ một nắm, mía một khúc. Tất cả đem ép lấy nước uống trong ngày, uống liên tục 5 – 7 ngày.
Rau má là một trong những vị thuốc tốt trị viêm đường tiết niệu
-
7
Lá sen bánh tẻ tươi 1 – 2 lá, rau dừa nước tươi, rau húng chó (rau ngổ), mỗi thứ 30 – 50g đem sắc uống hoặc giã nát chiết lấy dịch uống trong ngày.
-
8
Dành dành 3 – 5 quả, rễ cỏ tranh, cam thảo đất mỗi thứ một nắm. Sắc uống trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày.
-
9
Cây kim ngân, rễ cỏ tranh, hạt mã đề mỗi thứ một nắm, gỗ vang 10 – 15g. Tất cả đem sắc uống thay nước trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày.