9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể

9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể 1

Cơ thể vốn đã có một hệ thống thải độc tự động, ba chiều và hoàn thiện, chỉ cần bạn thải độc đầy đủ, bạn có thể có một chiến dịch thải độc hoàn hảo!

Chúng ta đã nghe quá nhiều về việc thải độc, bạn đã sẵn sàng hóa giải nguy cơ bị nhiễm độc tố chưa bằng cách uống thuốc, rửa ruột hay phẫu thuật? 

Hãy tham khảo 9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể như dưới đây.

  • 1

    Não
     
    Mặc dù não không phải là cơ thể thải độc trực tiếp, nhưng nhân tố tinh thần ảnh hưởng đáng kể tới chức năng của các cơ quan thải độc, đặc biệt áp lực và căng thẳng có thể kìm hãm hoạt động của hệ thống thải độc, làm giảm hiệu suất loại bỏ các độc tố.
     
    Lời khuyên: Bảo đảm ngủ đủ giấc, thả lỏng tinh thần để giảm áp lực cho não bộ.

  • 2

    Hệ thống bạch huyết
     
    Hệ thống bạch huyết là hệ thống tuần hoàn thứ ba của cơ thể ngoài động mạch và tĩnh mạch, đảm nhiệm vai trò là “máy dò tìm” độc tố trong cơ thể. Dịch bạch huyết chảy khắp nơi trong cơ thể sẽ dò tìm độc tố tới hạch bạch huyết, độc tố sẽ từ hạch bạch huyết bị thấm vào máu, chuyển tới phổi, da, gan, thận và bị thải ra ngoài.
     
    Lời khuyên: Mỗi ngày tắm nước ấm khoảng 10-15 phút, để thúc đẩy lưu thông bạch huyết,  khi trời lạnh có thể ngâm chân bằng nước nóng để thay thế mỗi ngày.

  • 3

    Mắt
     
    Đối với phụ nữ, đặc biệt là những người hay khóc, tác dụng thải độc của mắt được phát huy rất hiệu quả. Các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh, trong nước mắt thực sự có chứa một lượng lớn những chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
     
    Lời khuyên: Những người ít khóc mỗi tháng hãy tìm đến những bộ phim tình cảm sướt mướt hoặc cắt hành để cho nước mắt chảy ra. Sau khi khó đừng quên bổ sung nước.

  • 4

    Dạ dày
     
    Chức năng chủ yếu của dạ dày mặc dù có thể là tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm và tiêu hóa thức ăn, nhưng thỉnh thoảng cũng kiêm luôn cả chức năng thải độc, bằng cách nôn mửa để tống chúng ra ngoài.
     
    Lời khuyên: Đừng ăn những món kích thích dạ dày quá mạnh như ăn đồ quá cay, quá chua lúc đói. Cố gắng ăn uống đúng giờ bảo đảm dạ dày khỏe mạnh.

    9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể 1
  • 5

    Phổi
     
    Phổi là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương nhất, do mỗi ngày cơ thể phải hít khoảng hơn 1000 lít không khí vào phổi, nhiều loại chất độc hại như vi khuẩn, virus, bụi bẩn trôi nổi trong không khí cũng đi vào phổi; Đương nhiên, phổi cũng có thể loại bỏ một số kẻ xâm nhập và chất thải của sự trao đổi chất thông qua đường thở.
     
    Lời khuyên: Luyện tập hít thở sâu ở những nơi có không khí trong lành hoặc sau cơn mưa, hoặc chủ động ho vài tiếng giúp thải độc cho phổi.

  • 6

    Gan
     
    Gan là một trong những cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, nó tiến hành xử lý thức ăn dựa vào enzyme thải độc P450, sẽ giúp chuyển hóa thức ăn thành những chất có lợi cho cơ thể, sau đó hấp thụ, nhưng một số chất độc nào đó trong thức ăn vẫn có thể bị lưu lại.
     
    Lời khuyên: Tập yoga. Yoga là một kiểu vận động thải độc đỉnh cao, bằng việc gây áp lực lên các cơ quan như gan, cải thiện trạng thái căng thẳng của các cơ quan, đẩy nhanh tuần hoàn máu, thúc đẩy thải độc.

  • 7

    Da
     
    Da thường chịu ảnh hưởng bởi độc tố rõ ràng nhất, nhưng cũng là nơi thải độc hiệu quả rõ rệt nhất, là cơ quan thải độc lớn nhát của cơ thể, có thể thông qua hình thức đổ mồ hôi để loại bỏ những độc tố rất khó đào thải của các cơ quan khác.
     
    Lời khuyên: Mỗi tuần tối thiểu tập các bài aerobic để đổ mồ hôi một lần.

  • 8

    Thận
     
    Thận là cơ quan thải độc quan trọng nhất của cơ thể, không chỉ lọc các độc tố trong máu để thải ra ngoài, mà còn đảm nhiệm vai trò cân bằng lượng nước và kali natri trong cơ thể, kiểm soát tuần hoàn máu liên quan để nhiều quá trình thải độc.
     
    Lời khuyên: Uống đủ nước. Không chỉ có thể làm loãng nồng độc độc tố trong máu, mà còn thúc đẩy trao đổi chất của thận, loại bỏ nhiều độc tố ra ngoài nhiều hơn. Đặc biệt khuyến cáo mỗi ngày nên uống một cốc nước ấm vào sáng sớm.

  • 9

    Đại tràng
     
    Dư lượng thức ăn lưu lại trong đại tràng, một phần nước bị hấp thụ bởi niêm mạc ruột, các vi khuẩn còn lại sẽ hình thành phân trong quá trình lên men và thối rữa, quá trình này sẽ sản sinh những chất độc hại indole, cộng thêm chất độc hại trong thức ăn và không khí xâm nhập vào cơ thể, trong phân cũng chứa nhiều độc tố.
     
    Cũng giống như nước tiểu, nếu không kịp thời đào thải ra ngoài, độc tố cũng bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể, đe dọa sức khỏe.
     
    Lời khuyên: Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn vào sáng sớm, rút ngắn thời gian để phân lưu lại trong ruột, giảm hấp thụ độc tố. Ăn nhiều thực phẩm thô, xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.