Hãy loại bỏ những thói quen xấu dưới đây vì nó chính là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận cho bạn:
Chế độ dinh dưỡng không hợp lí
Nếu các thực phẩm giàu protein và chất béo như thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật… là lựa chọn thường xuyên cho bữa ăn gia đình, bạn nên cẩn trọng, vì đó là một nguyên nhân dễ xuất hiện sỏi.
Thức ăn giàu protit và chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, dễ tạo sỏi. Thêm nữa, ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa a-xít uric, có thể hình thành sỏi.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi như sản phẩm của đậu nành, sữa… khiến lượng canxi trong cơ thể bị dư thừa, từ đó chúng có thể tích tụ gây ra sỏi. Bổ sung quá nhiều muối mỗi ngày sẽ làm kích thích bài tiết canxi và cystine làm sỏi xuất hiện.
Không uống nước
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2 lít nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.
Thói quen ăn chay
Ăn chay là lựa chọn của nhiều chị em muốn giảm cân. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tư vấn, rau bina, cần tây, cà chua, măng và rau quả khác giàu axit oxalic… nếu ăn quá nhiều có thể gây kết tủa từ nước tiểu và tạo thành sỏi, với các sản phẩm đậu nành hoặc thực phẩm có chứa quá nhiều canxi có xu hướng hình thành sỏi.
Lười vận động
Ít vận động ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi đó, lượng muối canxi sẽ tăng lên trong thành phần nước tiểu, từ đó dễ hình thành việc tạo sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Không chỉ thế, việc không vận động thường xuyên có thể gây sa nội tạng, khiến ống mật bị chèn ép làm dịch mật bị tích tụ, hình thành sỏi mật.
Ăn nhiều mỳ tôm
Mỳ tôm có nhiều muối, chất béo nhưng lại ít vitamin và các khoáng chất. Thường xuyên ăn hoặc ăn quá nhiều mỳ tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận hoặc viêm gan.
Tùy tiện dùng thuốc không theo chỉ dẫn
Khi cơ thể bị bệnh, nếu không được dùng đúng thuốc để chữa trị, bệnh sẽ lâu khỏi, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Do đó, không nên tùy tiện dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, tránh gây tổn thương cho thận và sức khỏe toàn cơ thể.
Không ăn bữa sáng
Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật.
Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Ăn quá mặn
Muối là một trong những tác nhân gây áp lực và tổn thương nghiêm trọng cho thận. Thói quen ăn quá mặn khiến các chức năng của gan thận bị suy giảm, từ đó gây ra những bệnh lý về da như da sạm đen, nhiều vết đốm nâu, nhiều nếp nhăn… và nhiều bệnh lý khác.
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thận, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý..
Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.