Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu trải qua biết bao thay đổi trên cơ thể và cả thay đổi về mặt tâm lý. Mẹ bầu có thể bị căng thẳng, kích động, nhạy cảm, tâm lý không ổn định. Mẹ chỉ mong đến ngày sinh sớm để cơ thể đỡ mệt mỏi, tâm trạng đỡ lo lắng. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Sau sinh mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như đau do co dạ con, thay đổi hormone đột ngột có thể dẫn đến trầm cảm, thiếu ngủ, mệt mỏi vì chăm con…
Mẹ nên biết về những thay đổi trên cơ thể sau khi sinh để chủ động và chuẩn bị tâm lý thật tốt nhé.
1. Da sáng hơn
Trước khi sinh, nhiều mẹ bị sạm da hoặc da bỗng chốc bị thâm đen bất thường. Tuy nhiên sau sinh tình hình sẽ được cải thiện đáng kể. Da mẹ sẽ sáng hơn, các vùng da sạm cũng hồi phục dần dần. Nếu mẹ bị mụn khi mang thai, sau sinh tình trạng mụn cũng sẽ đỡ dần.
2. Táo bón
Táo bón cũng là hiện tượng thường gặp sau khi sinh, đặc biệt là những mẹ bị rạch tầng sinh môn. Để giảm tình trạng táo bón, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước.
3. Cơ thể sung sức hơn
Trái ngược với hình ảnh lạch bạch như vịt bầu khi mang thai, mẹ sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng sau khi sinh khoảng 4-6 tuần. Sau thời gian này, cơ thể mẹ gần như hồi phục hoàn toàn. Thêm nữa bản năng làm mẹ cũng khiến mẹ cảm thấy mình mạnh mẽ và sung sức hơn rất nhiều.
4. Đau lưng
Sau sinh mẹ vẫn có thể phải chịu những cơn đau lưng kéo dài. Những mẹ được tiêm thuốc gây tê màng cứng sẽ càng bị đau lưng trầm trọng hơn những mẹ khác. Cố gắng duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, kết hợp bổ sung canxi để làm giảm triệu chứng.
5. Rụng tóc
Rụng tóc có lẽ là sự thay đổi khủng khiếp nhất đối với mẹ sau sinh. Thông thường, mỗi người thường rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên sau khi sinh số tóc rụng sẽ lớn hơn rất nhiều.
6. Rạn da
Sau sinh những vết rạn da sẽ nhìn rõ hơn. Thông thường vết rạn da có màu đỏ thẫm khi vừa sinh xong. Dần dần vết rạn da chuyển màu sáng hơn và cũng dễ nhìn hơn.
7. Bộ ngực thay đổi
Ngoài những thay đổi trên, sau sinh mẹ sẽ cảm thấy ngực mình to lên, ngực trong tình trạng căng cứng, khó chịu và hơi đau nhức. Đây là hiện tượng bình thường vì tuyến sữa đang hoạt động để tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt sau sinh nhé.
8. Đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo
Đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo cũng là hai thay đổi đáng chú ý sau sinh. Những mẹ bị rạch tầng sinh môn sẽ bị đau nhiều hơn, đặc biệt những khi đi tiểu tiện, vệ sinh.
9. Bụng chảy sệ
Vừa sinh xong nên bụng mẹ sẽ không thể săn chắc thon gọn được. Sau khi cơ thể hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia và lên kế hoạch tập luyện để giảm cân nhanh chóng, nhất là giảm mỡ vùng bụng.
Việt Hà – Nguồn: BS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.