9 “tuyệt chiêu” giúp dân văn phòng tránh áp lực

5-bai-tap-the-duc-ban-co-the-tap-ban-lam-viec

Không ít người mang sự căng thẳng và bực bội từ công ty về nhà, dẫn đến stress cả thể chất lẫn tinh thần.

  • 1
    Để công việc lại văn phòng

    Cần dành khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc căng thẳng. Hãy để việc còn dang dở ở văn phòng, cần tránh mang công việc cũng như áp lực về nhà để gây khó chịu cho bản thân và mọi người xung quanh. Nếu công việc buộc phải hoàn thành gấp, chỉ nên làm việc tại nhà nhiều nhất là 2 tối/tuần, có như vậy bạn mới mong được thư thả và thoải mái.

  • 2

    Lên kế hoạch công việc hoàn chỉnh trước khi tan ca

    Hai tiếng trước khi tan ca, bạn nên viết danh sách những việc cần thiết phải hoàn thành trong ngày hôm nay, việc gì có thể để đến ngày mai. Cách làm này giúp bạn làm chủ quỹ thời gian của mình, vừa đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao vừa tạo tâm lý thoải mái, áp lực vì thế cũng giảm đi đáng kể.

  • 3

    Sắp xếp bàn làm việc gọn gàng

  • 9

     

  • Bạn sẽ cảm thấy thư thái, an nhàn hơn nếu bàn làm việc ngăn nắp, tạo cảm giác mọi công việc đều được giải quyết một cách có trình tự, tránh gây sự bộn bề, bận rộn và áp lực.

    Hơn nữa, nơi làm việc được bố trí quy củ và gọn gàng khiến tiến trình công việc của bạn thuận lợi hơn do mọi thứ luôn ở đúng vị trí, tài liệu luôn được tìm thấy kịp thời…

  • 4
    Dành nhiều thời gian hơn cho các bữa ăn

    Đừng vì lý do công việc quá bận rộn đến nỗi trở thành “ ệnh nghề nghiệp”, làm nhanh, nói nhanh và ăn cũng nhanh. Hành động như vậy càng khiến tự bản thân mỗi người thêm phần áp lực, lúc nào cũng tất bật ngay cả khi ăn uống cũng không được thảnh thơi.

    Trong mỗi bữa ăn, nên dành thêm chút thời gian trò chuyện với người xung quanh; ăn chậm rãi, từ từ thưởng thức hương vị các món ăn, hít thở thật sâu để lấy sinh khí tiếp tục chiến đấu với công việc. Cách làm này không những khiến bạn cắt giảm được phần nào áp lực mà còn giúp tránh các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột.

  • 5

    Viết ra hoặc tâm sự với bạn bè những khó khăn

    Một trong những nguyên nhân khiến dân văn phòng luôn cảm thấy bế tắc, áp lực là do không được chia sẻ khó khăn hay trở ngại trong công việc. Tự mình viết ra hoặc tâm sự với ai đó (bạn bè, người thân, người yêu…) sẽ khiến gánh nặng vơi bớt, tâm lý thoải mái hơn bởi cách làm ấy giúp ích rất nhiều về mặt tinh thần cho những ai đang cần chia sẻ.

  • 6

    Làm việc hết mình và nghỉ ngơi triệt để

    Nếu chỉ làm mà không nghỉ ngơi, ngay cả máy móc cũng khó có tuổi thọ cao huống chi là con người. Luôn có thái độ tích cực, làm việc hết khả năng và trách nhiệm của mình khiến bạn đạt được thành công trong công việc, tâm lý do đó cũng thoải mái và mãn nguyện hơn. Tuy nhiên, cần kết hợp làm việc và nghỉ ngơi; chỉ khi nào bạn có thái độ sống, làm việc và cống hiến đều hết mình, lúc ấy bạn mới cảm nhận được giá trị cuộc sống, giá trị của những giờ phút được nghỉ ngơi. Do vậy, nghỉ ngơi sẽ như nguồn điện mới được nạp vào cơ thể và tinh thần mỗi người, khiến họ làm việc càng hiệu quả hơn.

  • 7

    Giữ nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp

    Vất vả căng thẳng cả ngày tại cơ quan, khi về nhìn thấy sự bừa bộn, lộn xộn của ngôi nhà càng khiến bạn cảm thấy khó chịu và áp lực thêm. Dành ít thời gian sắp xếp gọn gàng mọi đồ đạc trong phòng trước khi đi ngủ vừa tạo cảm giác an tâm, lại giúp bạn cảm nhận sự thoải mái mỗi lúc thức dậy cũng như tan ca.

  • 8

    Đừng quên âm nhạc

    Trong giờ giải lao hay tan ca về nhà, thưởng thức chút âm nhạc khiến tinh thần phấn chấn, thư thái lạ thường. Âm nhạc như một trong những món ăn tinh thần giúp bạn lấy lại sự cân bằng, quên đi mọi khó khăn và vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.

  • 9

    Sắp xếp việc nhà hợp lý

    Nếu không sắp xếp hợp lý, việc nhà sẽ lấn át thời gian cho công việc cơ quan, khiến bạn không thể toàn tâm toàn ý phấn đấu vì sự nghiệp của mình. Và như vậy càng khiến áp lực chồng chất khi không việc nào đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, sắp xếp ổn thỏa việc nhà sẽ là nền tảng vững chắc cho con đường tiến thân của bạn.