Hầu hết mọi người đều thích ăn đồ ngọt, mà không hề biết rằng hàm lượng đường trong đồ ăn ngọt ẩn giấu không ít mối đe dọa với sức khỏe.
-
1
Học cách chọn đồ ngọt để ăn
Nếu thuộc tín đồ thích ăn ngọt, bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như táo, lựu… Nó không những đáp ứng được sở thích của bạn, mà chất xơ tự nhiên có vị ngọt oligofructose trong hoa quả còn thúc đẩy sự sinh trưởng của vi khuẩn có lợi, ức chế tác nhân gây bệnh đường ruột.
-
2
Lúc đói không nên ăn đồ ngọt
Khi bụng rỗng, lượng đường nạp vào cơ thể sẽ được hấp thụ ngay lập tức, làm lượng đường máu tăng nhanh, khả năng hấp thụ nhiệt lượng lên tới đỉnh điểm. Điều đó cũng lí giải tại sao lúc đói bạn có thể ăn vượt năng suất – nguyên nhân chính khiến cân nặng tăng đột ngột.
-
3
Thời gian ăn đồ ngọt tốt nhất
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn đồ ngọt vào khoảng 10 giờ sáng và 4 giờ chiều là cách rất tốt để loại bỏ mệt mỏi, điều tiết tâm trạng, giảm áp lực. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà ăn “thả phanh” nhé ^^.
-
4
Thời gian “nghiêm cấm” ăn đồ ngọt
Ăn đồ ngọt buổi tối trước khi đi ngủ, thực sự rất nguy hiểm. Bởi khi ăn đồ ngọt, lượng đường nạp vào cơ thể cần có sự trao đổi chất để chuyển hóa. Lúc này, nếu bạn ăn xong rồi đi ngủ ngay lập tức, thành phần đường sẽ không thể tiêu hao, mà chuyển hóa trực tiếp thành chất béo, gây béo bụng.
-
5
Xem kỹ bảng thành phần đồ ngọt
Khi cầm một thứ đồ ngọt trong tay, bạn có biết hàm lượng đường của nó là bao nhiêu không, hãy nắm chắc nhé ^^.
Mức chuẩn: mỗi ngày khoảng 150-200 calo cho những đối tượng ít vận động, 250-300 calo cho những người hoạt động nhẹ nhàng và khoảng 400-500 calo cho những đối tượng thường xuyên vận động.
-
6
Lựa chọn “đối tác” kết hợp với đồ ăn ngọt
Khi ăn đồ ngọt, bạn nên kết hợp với một số thức ăn có nhiệt lượng thấp, như thạch, sữa chua, trái cây, bánh quy giòn để cân bằng chất, giảm lượng nhiệt nạp vào cơ thể.
-
7
Ăn nhiều thì “phải” vận động nhiều
Nếu mỗi ngày lượng đồ ngọt bạn nạp vào cơ thể vượt quá 50gam, bạn cần vận động nhiều hơn bình thường 45 phút. Hơn nữa, không phải chỉ cần vận động nhiều là có thể thoải mái ăn đồ ngọt đâu nhé, bởi vận động chỉ là cách tiêu hao bớt năng lượng. Một cơ thể khỏe mạnh, cần bắt đầu từ việc “giữ mồm giữ miệng”.
-
8
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ thiếu máu và không đủ dinh dưỡng
Mỗi gam đường trong cơ thể sau khi oxy hóa có thể sản sinh 16.5 KJ nhiệt, đủ để thay thế một phần bữa ăn. Tuy nhiên làm như vậy, dù lượng nhiệt của cơ thể được đáp ứng đủ, nhưng các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần như protein, chất béo, khoáng chất, vitamin, chất xơ lại không đủ, dẫn đến rối loạn dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng và thiếu máu.
-
9
Ăn ngọt cẩn thận bệnh răng miệng
Nấm khuẩn và lượng đường còn sót lại trong khoang miệng kết hợp với nhau, sẽ làm cho tính axit trong răng, miệng tăng cao, răng sẽ không ngừng bị axit sói mòn, dẫn đến sâu răng và loét miệng.