Ăn dặm kiểu Nhật – 2 nguyên tắc quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ

Ăn dặm kiểu Nhật - 2 nguyên tắc quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ

>> Ăn dặm kiểu Nhật – 5 điều quan trọng nhất mẹ cần nhớ

Ở Việt Nam, gần như mỗi bữa ăn của con là một trận “chiến đấu” khủng khiếp đối với cả gia đình. Không cần biết con có thích hay không. Cứ đến giờ ăn là nhồi nhét, là cân đong định lượng theo ý của bác sĩ dinh dưỡng được tuyên truyền trên loa phường. Cứ đến bữa ăn là những hình ảnh quen thuộc diễn ra: quát mắng, ăn rong, ông múa, bà hát, bố làm trò bắn súng, TV mở hết cỡ làm chó mèo trốn sạch xuống gầm giường! Cho ăn kiểu nhồi nhét không cần quan tâm đến nhu cầu của con, lỡ con có oẹ ra hết thì nhồi tiếp, bắt đầu lại từ đầu, tức là lại ông múa rồi bà hát… Mất quá nhiều thời gian, công sức, các mẹ sợ hãi!

Xuất phát từ thực tế đó, các bà mẹ đã nhanh chóng cập nhật và lưu truyền phương pháp ăn dặm mới. Được gọi là “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật”. Người đầu tiên được cho là truyền bá phương pháp này là “Mẹ Ổi” – nick name của một người phụ nữ đã sống và làm việc tại Nhật, chị đã học cách mà các bà mẹ Nhật nuôi con, cho con ăn dặm và truyền bá về Việt Nam.

Nhiều người luôn lo sợ việc theo đuổi một phương pháp mới sẽ gây ra phiền phức, mất thời gian và công sức nhưng thực tế ăn dặm kiểu Nhật luôn giản tiện, thực tế và tiết kiệm cho gia đình, tạo được sự thoải mái cho em bé. Ưu điểm rất lớn của phương pháp này là có thể ứng dụng nhiều nguyên liệu tương đồng giữa Việt Nam và Nhật. Chuyện tốn kém, vì thế cũng không xảy ra, bởi phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là việc ứng dụng phương pháp chứ không phải là ăn dặm bằng đồ ăn của Nhật!

Ăn dặm kiểu Nhật - 2 nguyên tắc quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ

Những ngày đầu áp dụng phương pháp này, mẹ Trúc Lâm nhận được rất nhiều ý kiến khen/chê/bình luận của những người xung quanh, đa số đều cho là kỳ quái, chả giống ai, chưa thấy ai tuyên truyền… Có người ác khẩu, đem ra làm chuyện cười ở cơ quan. Nhưng rồi qua những ngày tháng kiên trì, mẹ Trúc Lâm cảm thấy không có gì ân hận. Giờ con đã qua thời gian ăn dặm rất lâu, mẹ Lâm tổng hợp lại những kiến thức về phương pháp này, theo hiểu biết và qúa trình áp dụng thực tế của mình, mong đóng góp thêm cho các mẹ chút kinh nghiệm trong công cuộc lớn lên cùng các con!

Nguyên tắc cơ bản của ăn dặm kiểu Nhật

Thật ra, khi áp dụng phương pháp này, các mẹ chỉ cần nhớ những nguyên tắc lớn sau đây và tùy biến cho con mình:

– Nguyên tắc 1: Không nêm gia vị vào thức ăn cho đến khi bé khoảng 9 tháng tuổi

Việc này rất khác, thậm chí là một khác biệt rất lớn với phương pháp nấu cháo/bột của người Việt Nam cho các con ăn dặm. Hầu như chúng ta cho tất cả những gì có thể vào một bát cháo/bột cho con mình ăn dặm. Đầu tiên là gia vị: muối hoặc đường, thêm mì chính (cho ngọt) và dầu ăn nữa!

Thận của trẻ nhỏ còn non nớt, và những loại gia vị ấy khi nêm nếm vào đều khiến cho thận, gan quá tải. Chưa kể, khi dùng gia vị, ta thường phải cho con trẻ uống thêm nước lọc ngoài sữa, vì nước lọc giúp thận làm việc hiệu quả hơn. Nhưng vô tình, vừa phải “chịu đựng” gia vị của thức ăn lại vừa phải tiêu thụ thêm nước (ngoài phần sữa bổ sung) sẽ làm trẻ nhỏ yếu, mệt thay vì thoải mái và vui vẻ. Hơn nữa, hậu quả lớn hơn là các con mất dần đi độ nhạy trong vị giác. Bởi vì khi nêm muối hoặc đường, hay thậm chí là mì chính cho con thì bát cháo, bột của ngày hôm ấy đều có vẻ tương tự như bát cháo, bột của ngày hôm trước. Thực tế, trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, nên việc để cho con phát hiện ra, cảm nhận và tiêu hóa tự nhiên hương vị thực của thức ăn (đặc biệt là rau, củ, quả) sẽ đem lại rất nhiều cái lợi sau này. Như việc giúp trẻ không bị phụ thuộc vào “mùi vị công nghiệp” nữa.

Việc không nêm nếm gia vị vào đồ ăn của con, mẹ Trúc Lâm quán triệt rất rõ ràng. Hàng ngày mẹ trực tiếp chuẩn bị đồ ăn và đề nghị bà trông trẻ không cho con ăn gì ngoài những món mà mẹ đã “ra tay” chuẩn bị. Bà trông trẻ ban đầu không thích thế, vì bà nổi tiếng “mát tay” trong khoản ép trẻ con cả xóm ăn rong. Nhưng vì mẹ Trúc Lâm “cứng” quá, bà đành phải nghe. Sau thấy cũng nhàn, nên bà lại thích!

– Nguyên tắc 2:  Không tuỳ tiện trộn chung các món ăn của con

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.