Người ta thường nói ăn mặn có hại cho sức khỏe nhưng thực tế ăn nhạt quá cũng ảnh hưởng đến cơ thể. Hạn chế, ăn quá ít muối quá mức có thể khiến làm giảm đáng kể khối lượng chất lỏng, hoạt tính của hệ thống renin – angiotensin và hệ thống thần kinh giao cảm tăng lên. Từ đó có thể khiến huyết áp của những một số bệnh nhân tăng lên.
Bởi nhu cầu cơ thể hàng ngày cần phải được cung cấp một lượng muối nhất định. Bởi muối có tác dụng trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh làm đảm bảo kiềm trong máu được cân bằng. Ngoài ra, muối còn giúp duy trì áp lực thẩm thấu, lượng nước bên trong cơ thể, tế bào, lòng mạch máu được giữa cân bằng.
Nhu cầu bình thường của mỗi người là ăn từ 4 – 6g muối/ngày. Nếu chỉ sử dụng 1 – 2g muối/ngày và kéo dài thì được coi là ăn quá ít muối và có thể ảnh hưởng tới lượng natri trong máu.
Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng khi natri máu hạ quá mức bình thường đó là não bộ. Lượng natri thấp làm cho nhu mô não bị phù (phù não) gây nên các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, nôn mửa, rối loạn ý thức và nặng hơn: co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện nặng nề nếu hạ natri nhanh và đột ngột.
Thành phần natri trong muối (một phân tử muối bao gồm 1 nguyên tử natri liên kết với 1 nguyên tử clo), với hàm lượng phù hợp, là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể của chúng ta duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
Tồn tại chủ yếu trong máu và trong các chất dịch bên ngoài và bên trong tế bào, natri giữ vai trò sống còn đối với các chức năng cơ và thần kinh bình thường, cũng như rất cần để duy trì tình trạng cân bằng chất lỏng bình thường bên trong và quanh các tế bào.
Cơ thể chúng ta cần iốt để duy trì các chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng và các hoóc-môn điều khiển tốc độ chuyển hoá năng lượng và tăng trưởng của cơ thể, trong đó có cả bộ não.
Những người ăn ít muối nên ăn hải sản mỗi tuần để đảm bảo lượng iốt đủ dùng, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai (nhằm tránh cho trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ). Những người ăn chay hoặc không ăn được hải sản có thể hấp thụ iốt từ rong biển hoặc muối iốt.
Hại như ăn mặn
Ăn uống có thể thiếu rau, thịt nhưng nếu ăn nhạt sẽ gây sự khó chịu với vị giác. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 500mg muối. Muối ăn là natri clorua, khi vào cơ thể, muối phân giải thành ion natri và ion clo, có vai trò khác nhau. Ion natri (Na+) có nhiều vai trò: duy trì thể tích máu và áp suất thẩm thấu tế bào, bảo vệ sự hưng phấn và tính kích thích của thần kinh và cơ bắp, kích hoạt sự co cơ. Ion clo (Cl-) giúp điều tiết sự cân bằng axit bazơ cho cơ thể, sản sinh ra axit dạ dày và kích hoạt men amylase, những chất này cực kỳ quan trọng cho hoạt động cơ thể.
Ăn hạn chế muối có thể khiến cho natri trong huyết thanh xuống thấp. Điều này dẫn đến hiện tượng chóng mặt, suy nhược cơ thể, chóng mặt, đau đầu, chậm chạp. Nếu tình trạng này kéo dài có thể bị lười ăn, nôn hoặc buồn nôn, mạch đập yếu, chuột rút cơ bắp, phản xạ chậm.
Khi ăn ít muối sẽ có những ảnh hưởng đến cơ thể. Điêu này có thể dẫn tới mất cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào. Khi đó nước vào tế bào gây phù tay, chân hoặc não. Ở mức nhẹ có thể chỉ buồn ngủ, mệt mỏi, nếu lượng nước nhiều có thể bị hôn mê.
Ăn nhạt có nghĩa lượng muối vào cơ thể ít đi, thể tích máu giảm xuống do không đủ lượng natri được hấp thu. Khi thể tích máu giảm xuống sẽ làm giảm huyết áp. Huyết áp thấp làm cho nhịp tim tăng, gây choáng, mệt mỏi. Lượng natri hấp thu thấp ảnh hưởng bộ não, có thể bị rối loạn, thậm chí hôn mê.
Khi thể tích máu giảm, các tuyến yên và thượng thận bài tiết hormone để giữ lại natri và nước giúp tăng thể tích máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tuyến thượng thận phải hoạt động quá sức.
Linh Anh
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.