Bạn có biết, ăn gì khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ mà còn là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé sau này? Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng giữa các nhóm dinh dưỡng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, nếu muốn bé cưng khỏe mạnh và phát triển toàn diện, bầu không thể bỏ qua 5 nhóm chất sau đây trong thực đơn mỗi ngày của mình.
1/ Axit folic (vitamin B9) và vitamin B12 giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Cùng thuộc họ hàng vitamin nhóm B, trong khi vitamin B9 hay còn gọi là axit folic giúp ngăn ngừa 50 -70% nguy cơ gây nên các bệnh liên quan đến ống thần kinh thì bổ sung vitamin B12 cũng giúp giảm 2,3 lần nguy cơ dị tật thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.
Theo khuyến các của các chuyên gia, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600 mcg axit folic và khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ ngày.
Thành phần vitamin B12 trong thực phẩm | Thành phần axit folic trong thực phẩm |
– 28 g ngũ cốc nguyên hạt: 6 mcg – 85 g gan bò: 70,7 mcg – Sữa: mcg vitamin B12 – 85 g thịt bò: 1,4 mcg – 85 g thịt gà: 0,3 mcg – 1 quả trứng luộc: 0,6 mcg – 85 g cá hồi: 4,8 mcg – 85g cá ngừ: 2,5 mcg |
– 15-60 g ngũ cốc nguyên hạt: 100-700 mcg – 95 g rau chân vịt: 115 mcg – 88 g đậu các loại: 90 mcg – 60 g măng tây: 89 mcg – 1 trái cam: 52 mcg – 28 g đậu phộng rang: 41 mcg |
2/ Bổ sung canxi: Cho xương của con chắc khỏe
Là “vật liệu” chính xây dựng nên khung xương và răng ngay từ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, bổ sung canxi khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, canxi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, giữ cho hoạt động của các cơ bắp trong cơ thể diễn ra bình thường. Trung bình, mỗi ngày bầu nên bổ sung khoảng 1300 – 2000 mg canxi cho cơ thể.
Thành phần canxi trong một số loại thực phẩm:
– 20-60 g ngũ cốc nguyên hạt có khoảng 300 mg canxi
– 237 ml sữa gạn kem 299 mg canxi
– 170 g sữa chua ít béo có 235 mg canxi
– 28 g phô mai chứa khoảng 222 mg canxi
– 85 g cá hồi đóng hộp chứa 181 mg canxi
– 95 g rau chân vịt luộc chứa 145 mg canxi
– 237 ml nước cam chứa 348 mg canxi
3/ Vitamin D: Ngăn ngừa nguy cơ kém phát triển
Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và phốt-pho của cơ thể, giúp xây dựng hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi. Không bổ sung đủ vitamin D khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi khi chào đời. Thậm chí, có thể dẫn đến các trường hợp xương phát triển dị dạng.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của trường đại học Western Australia cho thấy, thiếu vitamin D trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hành vi và khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ. Vì vậy, theo khuyến cáo, mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600 IU để giúp bé cưng phát triển toàn diện.
Thành phần vitamin D trong một số thực phẩm:
– 85 g cá hồi chứa 447 IU
– 237 mL nước cam tăng cường 100 IU
– 237 ml sữa gạn kem cung cấp khoảng 115 IU
– 1 trứng luộc (50 g) chứa 44 IU
4/ Protein: Nền móng cho sự phát triển
Không chỉ cung cấp năng lượng hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể và sự phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi, bổ sung protein đồng thời cũng là cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Lissencephaly, hay còn gọi là não phẳng.
Tương đương với mỗi kg cân nặng của mình, bà bầu cần bổ sung khoảng 1g protein để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Vì vậy, để bổ sung protein cho cơ thể, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, thịt gà, cá, ngũ cốc, trứng, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… Đặc biệt, nên có ít nhất 2 ngày ăn cá mỗi tuần.
5/ Bổ sung sắt ngăn nguy cơ thiếu máu
Cơ thể cần sắt để tạo hemoglobin, một protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. Đặc biệt, trong thời gian mang thai nhu cầu bổ sung sắt cũng cần tăng gấp đôi. Nếu không nhận được đủ chất sắt, bà bầu có thể trở nên mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng hơn. Nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân cũng có thể cao hơn. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường khoảng 27 mg chất sắt mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Thành phần sắt trong một số thực phẩm:
– 15-60 g yến mạch tăng cường sắt chứa 29,7 mg sắt
– 88,5 g đậu luộc 2,9 mg sắt
– 95 g rau chân vịt chứa 1,9 mg sắt
– 85 g thăn bò nạc chứa 2,6 mg sắt
– 85 g thịt gà chứa 0.9 mg sắt
Xem thêm
Bà bầu nên ăn gì
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
(Theo MB)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.