Nghiên cứu mới đây cho thấy, Bắc Cực sẽ chuyển từ trạng thái chứa carbon thành nguồn thải carbon khi các lớp băng vĩnh cửu tan sẽ phát ra các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Việc tan các lớp đất này sẽ dẫn tới phân hủy và phát thải khí carbon vào khí quyển. Ước tính khoảng 1.500 đến 2.000 tỷ tấn carbon trong các lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.
Nhóm nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley ở Berkeley, California và Canada, vừa công bố một nghiên cứu mới dự đoán lượng carbon phát thải. Nghiên cứu này sử dụng mô hình toán học để dự báo Bắc Cực sẽ phát thải 62 tỷ tấn carbon trong thế kỷ 21, khoảng 620 triệu tấn một năm, tương đương 2,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm.
Theo nghiên cứu, khi khí hậu nóng lên, sự gia tăng carbon trong khí quyển làm cho thực vật phát triển (nhất là ở vùng nhiệt đới), sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho các vi khuẩn phân hủy ở những nơi ngập nước, ẩm ướt, làm tăng phát thải khí metan, là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.
Dự án carbon toàn cầu cho biết, con người thải ra 8,4 tỷ tấn carbon, tương đương 30,8 tỷ tấn CO2 trong năm 2009.
Đáng lo ngại là 9 tỷ tấn khí CO2 trên toàn cầu mỗi năm là do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch lại đang bị đất và đại dương hấp thụ. Khi Bắc Cực không còn lưu giữ carbon thì lượng carbon sẽ phát thải càng nhiều vào đại dương và khí quyển hơn nữa.
Theo Đất Việt