1. Không dùng thuốc cùng với cơm
Nếu một loại thuốc cần phải uống ba lần một ngày, bạn sẽ làm thế nào? Các bác sĩ nói rằng rất nhiều người sẽ tranh thủ vừa ăn cơm vừa uống thuốc luôn. Trong thực tế, đây không phải là cách khoa học mà là một trong những lỗi phổ biến nhất của việc uống thuốc. Làm như vậy sẽ khiến nồng độ plasma ban ngày cao, tăng độc do đó ảnh hưởng đến hiệu quả. Ba lần một ngày tức là mỗi lần uống cách nhau 8 tiếng là thích hợp nhất.
Hoặc cũng có loại thuốc được chỉ định uống 2 lần/ngày. Y học giải thích lý do tại sao các loại thuốc này lại chia hai lần trong 1 ngày bởi vì liều kế tiếp sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất vào khoảng 12 tiếng sau. Vì vậy, nếu bạn uống thuốc liều đầu tiên vào lúc 8:00 sáng thì liều thứ 2 tốt nhất vào khoảng 20:00.
2. Không uống thuốc sau khi uống rượu
Với trường hợp bị ho, có đờm bạn không được pha loãng thuốc ho (thường là siro) với nước, không uống thuốc sau khi uống rượu. Nếu không, chúng sẽ làm giảm nồng độ của thuốc cũng như giảm sự hấp thu. Mặt khác lớp màng bảo vệ không thể được hình thành tại chỗ viêm giúp ngăn chặn sự kích thích làm giảm ho. Cách uống thích hợp: nuốt trôi từ từ, không uống nước trong vòng năm phút. Sau khi uống sirô, bạn nên súc miệng với một lượng nước nhỏ, để tránh sâu răng.
Ngoài ra, tất cả các dạng bào chế dược phẩm dạng lỏng cần đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng.
3. Sau khi uống thuốc không nên nằm ngay
Nếu nằm ngay sau khi uống thuốc sẽ chỉ có một nửa số thuốc đi đến dạ dày và nửa còn lại sẽ tan chảy hoặc vướng vào thực quản, một số loại thuốc có chất kích thích mạnh mẽ hoàn toàn không tốt cho thực quản của bạn.
Hơn nữa việc nằm uống thuốc có thể khiến bạn bị ngạt thở khi thuốc ứ đọng ở cổ họng. Đừng nằm xuống ngay sau khi dùng thuốc, tốt nhất là đứng hoặc đi bộ xung quanh một phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày.
Hãy cẩn thận đừng để thuốc khô, phải uống nhiều nước để thuốc trôi hẳn xuống dạ dày, tránh gây tổn thương niêm mạc thực quản.
Tất nhiên, một số loại thuốc yêu cầu phải nằm xuống khi uống. Các chuyên gia nói rằng một số thuốc đòi hỏi bệnh nhân phải uống thông qua tư thế nằm ngửa. Ví dụ, nitroglycerin, nếu bệnh nhân dùng với tư thế đứng có thể gây hạ huyết áp và ngất xỉu. Vì vậy, nitroglycerin được ngậm dưới lưỡi trong tư thế nửa nằm nửa ngồi và vị trí này sẽ giúp giảm đau thắt ngực nhanh hơn.
4. Một số thuốc không được cắn hoặc nhai
Một số người cảm thấy việc nuốt một viên nang là rất khó khăn, đặc biệt là ở người cao tuổi do giảm tiết nước bọt. Vì vậy, nhiều người thường xuyên uống thuốc nghiền nát hoặc cắn vỡ trước khi uống.
Tuy nhiên, mỗi dạng thuốc đều được bào chế với hình dạng riêng để đạt hiệu quả tốt nhất khi vào cơ thể người. Việc phá vỡ hình dạng của thuốc sẽ ảnh hưởng đến tính chất thuốc.
Hơn nữa, việc cắn vỡ hoặc phá nát màng bọc ngoài thuốc sẽ gây nguy hại cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc hại dạ dày như trypsin hoặc quá khó chịu với những loại thuốc dạ dày chẳng hạn như aspirin, erythromycin, hoặc ruột thuốc tẩy giun.
Vì vậy, trước khi dùng thuốc có thể súc miệng hoặc uống nước ấm để làm ướt cổ họng, sau đó đặt các viên nén hoặc viên nang ở mặt sau của lưỡi, uống cùng nước.
Trang Airi/ Dịch từ QQ
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.