Được biết đến như một nền giáo dục hàng đầu quốc tế, Thuỵ Điển đang là điểm đến mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Với một nền giáo dục chuẩn mực cho tương lai, Thuỵ Điển đang cung cấp hệ thống trường học và các chương trình đào tạo được xem là phù hợp nhất.
-
1
Đôi nét hệ thống giáo dục Thùy Điển
Hệ thống trường công của Thuỵ Điển tồn tại dựa trên hai hình thức cơ bản là Giáo dục bắt buộc và không bắt buộc. Trường thuộc diện giáo dục phổ cập bắt buộc bao gồm các trường phổ cập thông thường, trường Sami, trường đặc biệt và các chương trình dành cho HS khuyết tật. Các trường không thuộc hệ bắt buộc bao gồm lớp mẫu giáo – nhà trẻ, lớp trung học phổ thông, một số trường cho HS khuyết tật, GD người lớn và GD người lớn dành cho những ngươì khuyết tật.
Điều đáng nói là tất cả các chương trình học trong trường công đều miễn phí. Ở Thuỵ Điển, chuyện miễn phí giáo trình, ăn tại trường, dịch vụ sức khoẻ hay đi lại… là chuyện đương nhiên và được đưa vào trong luật GD như những điều khoản không thể thiếu.
-
2
Luật Giáo dục Thụy Điển
Theo luật pháp Thuỵ Điển, tất cả trẻ em và thanh niên đều được quyền tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng. Các em được hưởng mọi quyền lợi của mình bất kể các em thuộc giới tính hay thành phần xã hội nào. Luật Giáo dục Thuỵ Điển ghi rõ, mọi HS đều được hưởng cung cấp kiến thức và trong mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và gia đình, các em được tạo điều kiện tối đa hướng tới phát triền một cách toàn diện nhất để trở thành những thành viên có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Khác với nhiều quốc gia lân cận, luật giáo dục của Thuỵ Điển cũng nới rộng phạm vi về quyền được giáo dục đối với người lớn. Đó là các trường cộng đồng (Komvux) và trường dành cho người khuyết tật (Sorvux).
-
3
Trách nhiệm và quản lý
Chương trình học của Thuỵ Điển, các môn học về quốc gia và những hướng dẫn cho hệ thống Giáo dục công đều do quốc hội và chính phủ nước này đặt ra. Ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo cho các trường công có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động, chương trình rất phong phú.
Tuy mục tiêu và khung chương trình học do chính phủ, quốc hội đặt ra nhưng mỗi trường đều có thể tự xây dựng chương trình, đường hướng cụ thể của mình như các hoạt động xét duyệt học bổng, phát triển, đánh giá kết quả… Cơ quan quốc gia về giáo dục của Thuỵ Điển sẽ đánh giá, theo dõi và giám sát hệ thống các trường công. Cứ 3 năm một lần, cơ quan này lại đưa ra tổng kết, phân tích về chất lượng, trình độ giáo dục trường công. Đây sẽ là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra những chiến lược phát triển giáo dục mới. Cơ quan này còn có vai trò giám sát để đảm bảo những quy định trong Luật giáo dục được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt đảm bảo quyền giáo dục của mỗi SV được tôn trọng.
-
4
Lịch học
Các trường học Thụy Điển thường bắt đầu vào cuối tháng 8 và chạy đến đầu tháng 6 của năm sau đó, gói gọn trong vòng 40 tuần. Tất cả các cấp học đều xuyên từ thứ 2 đến thứ 6, đảm bảo SV có được kỳ nghỉ cuối tuần như mọi thành viên xã hội khác. Sẽ có một kỳ nghỉ dài chừng 2 tuần vào 20 tháng 12 cho đến đầu tháng 1.
-
5
Giáo dục đặc biệt – trường học đặc biệt
Theo quy định của luật Giáo dục, những SV, HS gặp khó khăn trong việc học tập sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt. Phần lớn những HS cần có sự giáo dục đặc biệt được dạy trong lớp học bình thường hệ phổ cập và hệ trung học phổ thông. Cũng có một số đáng kể các lớp học cộng đồng dành cho HS thiểu năng và những HS có vấn đề về tình cảm, khả năng quan hệ xã hội.
Mỗi HS thiểu năng, khuyết tật được hưởng sự hỗ trợ đặc biệt bằng nhiều con đường khác nhau. Ở Thuỵ Điển, những HS bị ốm, phải nghỉ học nhiều thậm chí còn được dạy học tại bệnh viện hay tại nhà. Hoạt động học hành này cũng phải được bác sĩ thông qua.
Viện nghiên cứu nhu cầu đặc biệt cho người khuyết tật của Thuỵ Điển có trách nhiệm cung cấp những sự hỗ trợ dành cho SV như hõ trợ từ phía nhà trường, GV, gia đình, cộng đồng. Nhiệm vụ này nhằm tạo cho SV những điều kiện tốt để họ có thể thu nhận kiến thức ở mức cao nhất có thể.
-
6
Cắt giảm chương trình
Một trong số những điều ấn tượng nhất trong Giáo dục Thuỵ Điển là sự linh hoạt ở mức tối đa của chương trình học. Xét về mặt nào đó, đây thực sự là cách giảng dạy đầy tính nhân văn, tôn trọng SV. Thực tế, không phải trường học nào cũng đưa ra được chương trình học phù hợp với nhu cầu và sự quan tâm của mọi SV trong trường. Với những SV cảm thấy chương trình học có yêu cầu quá cao, nhà trường có thể sắp xếp để điều chỉnh hoặc giảm bớt các khoá học. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian học, thay thế các bài tập thực hành bắt buộc. Tuy nhiên, những SV giảm bớt môn học sẽ không được nhận bảng điểm đầy đủ nhưng vẫn có thể được các trường trung học phổ thông chấp nhận vào học.
Ở Bắc Âu, SV Việt Nam mới chỉ tập trung phổ biến ở Nga và Hà Lan. Tại Thuỵ Điển, con số này rất nhỏ bé. Hy vọng, không lâu nữa, sẽ có nhiều cơ hội du học tại đất nước của ban nhạc huyền thoại ABBA này cho HS-SV Việt Nam.