Ảnh: internet
Để an toàn trong suốt quá trình di chuyển, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
• Nên kiểm tra sức khoẻ trước khi khởi hành, nếu cảm thấy sức khỏe có vấn đề thì bạn nên ở nhà cho an toàn.
• Nên liên tục kiểm tra chất lượng xe máy trước, trong và sau khi di chuyển trên đường dài. Các chi tiết mà bạn cần kiểm tra gồm: lốp xe, đèn, còi tín hiệu, phanh cáp, dầu nhớt, xăng (luôn đổ xăng đầy trước khi bình cạn).
• Nên mang theo hộp đồ nghề sửa xe và học cách sửa chữa những hư hỏng thường gặp của xe máy. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp xe máy bị hư giữa “đồng không mông quạnh”.
• Nếu bạn có ý định “phượt” dài ngày ở vùng núi cao, nhiều đường đèo và dốc đứng thì không nên dùng xe tay ga (gầm thấp, nguy hiểm khi lên xuống dốc), xe dưới 50 cc (máy yếu có thể không kéo được người và hành lý lên đèo cao).
Ảnh: internet
• Trong quá trình di chuyển, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thì nên tạm dừng tại các trạm nghỉ ven đường. Điều này sẽ giúp cho tinh thần của bạn luôn tỉnh táo và ổn định để lái xe được an toàn hơn.
• Phải tuân thủ tuyệt đối luật an toàn giao thông, tránh phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường.
• Không nên uống bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi (đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) để tránh các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.
• Nên mang theo hành lý càng gọn nhẹ càng tốt. Cụ thể, chỉ cần mang các vật dụng cần thiết như bản đồ, túi sơ cấp cứu, thuốc chữa bệnh thông dụng, điện thoại di động, sạc pin, máy ảnh, máy nghe nhạc, quần áo thông thường, áo ấm, áo mưa, tất, khẩu trang, kính mát, thực phẩm ăn liền, nước uống và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, không được quên những giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ xe, bằng lái, mũ bảo hiểm và tiền bạc.
Nguồn: Theo phununews
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.