Mặc dù kền kền không thuộc nhóm những loài chim “đáng yêu” trong mắt nhiều người, song đây lại là loài chim hữu ích. Và thực sự có những điều khá thú vị về loài chim “ăn xác thối vẫn thấy ngon” này mà không phải ai cũng biết.
Bí ẩn loài chim “ăn xác thối vẫn thấy ngon”
Những “công nhân vệ sinh” thu gom rác thải
Có thể ví kền kền như những công nhân vệ sinh chăm chỉ của môi trường tự nhiên, dọn sạch những xác chết động vật trên đồng cỏ. Từ thế kỉ XIX, người nông dân ở các nước phương Tây như Anh và Mỹ ngày càng quan tâm hơn tới sự hữu ích của kền kền.
Kền kền được ví như những công nhân vệ sinh chăm chỉ của môi trường tự nhiên
Vào thời gian đó, mọi người đều cho rằng kền kền tìm kiếm thức ăn bằng khứu giác. Họ cho rằng, những xác động vật chết bốc mùi sẽ dụ kền kền háu đói tới đánh chén.
Tuy nhiên, John James Audubon (1785-1851) – nhà tự nhiên học nổi tiếng người Mỹ gốc Pháp lại không nghĩ như vậy.
Audubon đã chứng minh được rằng kền kền sử dụng cặp mắt tinh tường của chúng nhiều hơn là dùng mũi để kiếm thức ăn.
Kền kền cathartes aura – Khứu giác tinh nhạy
Kền kền cathartes aura có thể dùng khứu giác để kiếm mồi, không như họ hàng kền kền đen của chúng. Các nhà khoa học sau này phát hiện ra một số loài kền kền khác như loài kền kền cathartes aura có thể dùng khứu giác để tìm kiếm đồ ăn.
Kền kền cathartes aura có thể dùng khứu giác để kiếm mồi
Có một điều thú vị là vào thập niên 1930, các kĩ sư dầu mỏ ở Texas (Mỹ) đã lợi dụng khứu giác tinh nhạy của loài này để phát hiện các kẽ nứt trên ống dẫn dầu.
Họ bơm một hóa chất thơm vào ống dẫn dầu và nếu có khe hở, những con kền kền cathartes aura sẽ bay quanh đó, báo cho các kĩ sư biết nơi gặp sự cố.
Tại sao kền kền ăn xác thối mà không bị bệnh?
Một nghiên cứu mới phát hiện, mặt và ruột già của kền kền phủ đầy các vi khuẩn độc hại đối với hầu hết các sinh vật khác. Tuy nhiên, loài chim này đã tiến hóa đường ruột khỏe mạnh, giúp chúng không phát bệnh vì tiêu hóa thịt thối rữa.
Kền kền ăn xác thối mà không bị bệnh
Trong phân tích đầu tiên đối với các vi khuẩn cư trú trên và trong cơ thể kền kền, các nhà nghiên cứu nhận thấy, loài chim ăn xác thối chứa đầy vi khuẩn Fusobacterium phân hủy thịt và vi khuẩn Clostridia độc hại. Khi những vi khuẩn này phân hủy một xác chết, chúng tiết ra các hóa chất độc hại khiến xác chết trở thành món ăn đầy nguy hiểm đối với hầu hết động vật.
Trong khi đó, kền kền thường chờ tới khi quá trình thối rữa định hình, giúp chúng dễ tiếp cận hơn với các động vật chết có lớp da dai. Hơn thế nữa, chúng cũng thường bắt đầu ăn dần xác thối từ phần hậu môn để hưởng trọn bộ lòng. Món ăn của kền kền do đó chứa đầy phân và vi khuẩn độc hại, nhưng chúng dường như miễn nhiễm với các vi trùng nguy hiểm chết người này.
Kền kền khoang cổ – chúa tể bầu trời Nam Mỹ
Kền kền khoang cổ, còn gọi là Thần ưng Andes. Loài vật này có thân hình đồ sộ, là loài chim bay được lớn nhất thế giới. Đã từng ghi nhận những cá thể Thần ưng Andes có chiều dài thân lên đến 2m, nặng 20kg, cánh 4,5m.
Chúng có tên khoa học là Vultur gryphus, thuộc họ kền kền Tân thế giới. Loài này phân bố ở Nam Mỹ trong dãy Andes, bao gồm các dãy núi Santa Marta. Ở phía bắc, phạm vi của nó bắt đầu ở Venezuela và Colombia, tiếp tục về phía nam dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru, và Chile, thông qua Bolivia và phía tây Argentina Tierra del Fuego.
Mặc dù là kền kền, nhưng chúng không có quan hệ họ hàng gần với các loài kền kền Cựu thế giới, dù chúng có nhiều điểm giống nhau, đều ăn xác chết. Chúng là loài có khứu giác rất tốt, khác với kền kền Cựu thế giới, chỉ có thị giác tốt mà thôi.
Chúng định vị xác thối bằng việc phát hiện mùi của ethyl mercaptan, một chất khí do xác chết đang phân hủy tỏa ra. Thần ưng Andes là loài chim bay được lớn nhất thế giới, với chiều dài thân trưởng thành 1,3m, nặng 13kg, sải cánh dài tới 3m.
Kền kền khoang cổ California là loài chim có sải cánh rộng nhất Bắc Mỹ
Chúng có cánh dài và rộng, đuôi cứng, thích hợp cho việc bay lượn trên độ cao hàng ngàn mét, nơi không khí rất loãng, áp suất thấp. Chúng có móng vuốt yếu, không thích hợp cho việc quắp con mồi bay lên không trung.
Điều kỳ lạ nữa là Thần ưng Andes không có cơ quan âm thanh của loài chim, vì thế, âm thanh phát ra của chúng chỉ hạn chế ở những tiếng lầu bầu và xì xì hiếm khi xảy ra.
Theo Trà Mi (LiveScience)