Những tưởng chỉ riêng thảm họa xảy ra đã đủ kinh hoàng nhưng những vấn đề cần khắc phục theo sau còn trở nên phức tạp, khó khăn hơn cả.
Thảm họa nhân tạo hay thảm họa thiên nhiên đều ẩn chứa những điều không ai có thể đoán trước, vì vốn dĩ chúng vận hành không theo quy chuẩn nào cả. Dù vậy, một điều không thể phủ nhận mà ai cũng có thể thấy rõ, đó là hậu quả nặng nề và khủng khiếp kéo theo sau đó, đặc biệt là về những mất mát con người phải gánh chịu.
Mẫu quan tài có tên gọi LR16 được phát minh bởi kỹ sư Adam Miklosi.
Khi xảy ra bất trắc hoặc sự cố tầm cỡ như vậy, nhận thức đầy đủ thông tin và thời gian ứng phó là 2 yếu tố vô cùng quý giá và khan hiếm, dẫn đến rủi ro không đáng có về những trường hợp xử lý tạm thời nhưng không hoàn toàn phù hợp, chẳng hạn như hình thức hỏa táng hay chôn cất tập thể những nạn nhân xấu số phải hứng chịu sự khủng khiếp này, vốn là một điều kiêng kị trong văn hóa, phong tục ở một số quốc gia.
Vì vậy, LR16, tên gọi của phát minh được ra mắt bởi kỹ sư Hungari Adam Miklosi, là một loại quan tài cho phép giữ gìn sự thanh thản cho người đã mất, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới môi trường bởi việc chôn cất hàng trăm ngàn thi thể trong một khu vực cố định. Cụ thể, LR16 được làm từ chất kiệu thân thiện với thiên nhiên và có khả năng tự phân hủy trong thời gian 10 năm sau đó.
Vừa mới đây, sáng chế giá trị này đã giành được danh hiệu “Silver A’ Design Award”, giải thưởng danh giá được trao tặng bởi cuộc thi lớn nhất thế giới về ý tưởng thiết kế.
LR16 được làm từ chất kiệu thân thiện với thiên nhiên và có khả năng tự phân hủy trong thời gian 10 năm sau đó.
Khi mới chỉ là một sinh viên ở Đại học Gothenburg (Thụy Điển), Miklosi đã tìm tòi, nghiên cứu các quy trình cứu hộ ứng dụng trong những thảm họa, thiên tai. Hơn nữa, anh còn đích thân phỏng vấn những thành viên đội hỗ trợ, ứng cứu hiện trường, từ bác sỹ, nhà tâm lý học đến những thường dân – tất cả đều là những người từng trực tiếp đối mặt và trải nghiệm tình huống cấp bách ấy.
Cuối cùng, Miklosi đã rút ra được kết luận rằng: cách thức xử lý tình huống với những nạn nhân không may mắn thường gây ra những vấn đề tranh cãi liên quan tới cả môi trường sinh thái và những quan điểm tâm lý xã hội nhất định.
“Trong bối cảnh hàng loạt người chết vì thiên tai, việc bao phủ họ trong những túi đựng xác chả khác gì so với việc đóng gói rác bỏ đi vậy”, Miklosi trích dẫn trong dự án nghiên cứu của mình, “điều đó càng khiến cho sự tàn phá trở nên trầm trọng hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần”.
Từ đo, Miklosi nung nấu ý định ra mắt một thiết kế hiệu quả cho quan tài, giúp cho việc đối phó với những trường hợp tương tự trở nên thuận lợi hết sức có thể. Đặc biệt, LR16 có những kẽ hở dọc hai bên sườn để đút vừa ngón tay vào đó, hỗ trợ nhiều thao tác dễ dàng. Hơn nữa, mẫu quan tài này còn có khả năng xếp chồng lên nhau.
LR16 có những kẽ hở dọc hai bên sườn để đút vừa ngón tay vào đó, hỗ trợ nhiều thao tác dễ dàng.
Tuy nhiên, viễn cảnh chung không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Hiếm khi dự đoán chính xác được thiên tai xảy ra khi nào, vì vậy sự xuất hiện đúng lúc đúng chỗ của những chiếc quan tài này vẫn là một câu hỏi cần được tính toán kỹ lưỡng, triệt để.
Dù sao, cho tới hiện tại, LR16 vẫn là minh chứng thích hợp nhất giúp tăng cường nhận thức cũng như sự quan tâm cần thiết của mọi người tới nạn nhân phải hứng chịu hậu quả từ những thảm họa trên thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ