Bệnh tiểu đường với những biến chứng khó lường. Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở độ tuổi khá trẻ ngược lại thì bệnh tiểu đường tuýp 2 lại xuất hiện ở độ tuổi cao hơn và tác động lên nhiều bộ phận của cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, thận, da… Tuy nhiên so với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn tiến chậm hơn.
– Nguy cơ tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mao mạch gây ra hiện tượng tắc nghẽn mao mạch, gây co thắt ở các vùng cơ bắp, chưa kể còn tác động lên mạch máu gây nên tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới, đau tim (sưng tim, suy tim…), đau ngực, đột quỵ, hôn mê, tăng hoặc hạ huyết áp… cũng thường xảy ra.
– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Lượng đường – glucose cao dẫn đến làm cho các mao mạch trong máu bị tổn thương. Điều này dẫn đến hệ thần kinh của cơ thể có thể xảy ra một số biến chứng như: đau nhức cơ thể, ngứa ngáy hay tê liệt tay chân do tác động lên hệ thần kinh nhỏ, có hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, ngất xỉu… khi tác động lên hệ thần kinh tự động của cơ thể.
– Suy thận: đây là cơ quan có chức năng lọc của cơ thể, một khi hệ thống lọc của thân bị tổn thương thì có thể gây ra hiện tượng suy thận. Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi là viêm đường tiết niệu sẽ làm cho hiện tượng suy thận diễn ra nhanh hơn.
– Tổn thương mắt: Mắt của chúng ta có một bộ phận gọi là võng mạc nối liền với hệ thần kinh thị giác giúp võng mạc thu nhận hình ảnh và truyền tải lên bộ não qua đó giúp chúng ta nhìn thấy các hình ảnh được phản chiếu. Một khi võng mạc bị tổn thương thì những hình ảnh sẽ không được phản chiếu hay nói cách khác các hình ảnh thu được bị nhòe đi gây nên tình trạng mù lòa, đục thủy tinh thể, hư võng mạc, xuất huyết trong mắt… Đa phần người bệnh không nhận ra dấu hiệu của bệnh cho đến khi biến chứng trở nên rõ rệt, do đó việc thường xuyên kiểm tra mắt là điều cực kỳ cần thiết.
– Bệnh về chân: gây nên tình trạng chân, tay bị biến chứng, nhiễm trùng, chai chân…
– Bệnh về da: tróc vảy trên da, nhiễm trùng do nhiễm nấm, gây ra lở loét ở các vùng tay, chân. Chưa kể còn gây mất cảm giác do bệnh tiểu đường phá hủy các dây thần kinh cảm giác.
– Các vấn đề về tai như viêm nhiễm cũng có nguy cơ xảy ra hơn người bình thường
Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường – glucose cao và hệ tuần hoàn hoạt động kém dẫn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động và kém hiệu quả đẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người không mắc bệnh.
– Có nguy cơ bị loãng xương cao
– Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh tiểu đường thì có nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh về mắt, hạ đường huyết sau khi sinh… Thai nhi thì có nguy cơ sinh non, chết lưu, sảy thai, sinh ra thì có nguy cơ dị tật bẩm sinh…
– Một số tình trạng viêm nhiễm khác cũng thường xảy ra như: bị nấm âm đạo ở nữ giới, bệnh lao…
Hiền Nguyễn
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.