Bệnh trĩ nội là căn bệnh ám ảnh những người mắc phải. Với việc xuất hiện búi trĩ khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn mỗi khi đi đại tiện. Thậm chí nếu nặng sẽ gây khó chịu khi ngồi hay đại tiện ra máu. Trĩ nội được hình thành chủ yếu do tắc nghẽn mạch máu. Khi tắc nghẽn này xảy ra làm cho mao mạch tăng lên, căng phồng. Sự căng phồng này gây nên bề mặt sáng, thô, đỏ tươi. Thậm chí, khối căng phồng này mềm đến mức chạm nhẹ cũng có thể gây chảy máu.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Anh (Chuyên khoa tiêu hóa) cho hay, trĩ nội cũng xuất phát từ việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn, táo bón… làm cho búi trĩ bị sa ra ngoài. Trĩ nội xuất hiện với những triệu chứng như đau rát hậu môn, đại tiện ra máu, cảm thấy có vật chèn ở hậu môn, nếu nặng có thể sa búi trĩ ra ngoài, đại tiện ra máu.
Cần tăng cường ăn rau xanh để phòng bệnh trĩ
Ngoài ra u tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội. Nguyên nhân là do các đám rỗi trong tĩnh mạch căng phòng lên khiến xuất hiện các búi trĩ và các cục máu đông. Nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ biến thành u tĩnh mạch rồi dãn ra hình cầu với niêm mạc dày.
“Với trĩ nội có nhiều cấp độ khác nhau. Khi mới hình thành, trĩ nội chỉ gây hiện tượng đại tiện ra máu hoặc đau khi đi ngoài. Ở cấp độ 2, trĩ đã chuyển sang búi trĩ nhưng sau khi đi vệ sinh chúng tự co lên. Khi trĩ nội bước sang cấp độ 3, búi trĩ liên tục bị sa xuống và phải nhờ tác động bên ngoài thì búi trĩ mới co lên. Cấp độ 4 là cấp độ nặng, búi trĩ bị sa xuống, thậm chí dùng ngoại lực cũng không có lên. Nếu không cẩn thận rất dễ bị hoại tử, nhiễm trùng gây nguy hiểm”, bác sĩ nhấn mạnh.
Trĩ nội có thể sống âm thầm và chính bản thân những người bị mắc cũng chủ quan và chấp nhận sống chung với căn bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này cũng rất nguy hiểm với sức khỏe. Trĩ nội gây ra những tia máu nhỏ nhưng dần dần sẽ là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng, thậm chí mất máu gây nguy hiểm tính mạng.
Khi bệnh trĩ nội đã hình thành búi trĩ sa xuống hậu môn và ra ngoài sẽ tăng cảm giác khó chịu. Thậm chí, mỗi lần ngồi xuống gây đau rát, từ đó ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh khi đi lại. Nếu búi trĩ sa xuống đến mức nặng mà không thể tự co lên sẽ càng nguy hiểm và gây khó chịu nhiều hơn.
Các búi trĩ chứa mạch máu, khi bị sa xuống nếu gặp môi trường vi khuẩn hay bị xây xát sẽ nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn, vi rút sẽ đi vào cơ thể gây nhiều bệnh như nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… Không dừng lại ở đó, nếu búi trĩ ở nữ giới rất dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh ở cơ quan sinh dục.
Cách phòng bệnh trĩ nội
Tạo thói quen ăn uống đúng giờ. Bởi lịch trình sinh hoạt đảo lộn gây ra chứng khó tiêu làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi xuất hiện hiện tượng khó tiêu có thể dẫn đến bệnh trĩ do phải rặn khi đi đại tiện.