Bệnh vàng daở trẻ sơ sinh là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Bởi, sau sinh ít ngày, những hồng cầu bào thai vỡ ra khiến trẻ bị vàng da. Nếu vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày nhưng nếu vàng da bệnh lý sẽ gây ra biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời.
Chị H (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi con trai 5 tháng tuổi bị vàng da bệnh lý. Chị cho hay, vào thời điểm mang bầu, chị đã tìm hiểu về vàng da ở trẻ em khá nhiều. Tuy nhiên, sau khi sinh, bé trai nhà chị H cũng bị vàng da nhưng chị chủ quan không nhìn kỹ để phân biệt giữa vàng da bệnh lý với sinh lý nên không nhận ra. Khi con bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt, co giật, chị và chồng mới tá hỏa đưa con đi bệnh viện.
“Khi tới bệnh viện, tình trạng của cháu nặng phải đưa vào phòng cấp cứu. Lúc đó tôi rất lo lắng. Ban đầu chỉ nghĩ là vàng da bình thường như con của bạn bè tôi vẫn bị chứ cũng không ngờ cháu bị vàng da bệnh lý. Điều trị 2 tuần cháu mới được ra viện, đúng là hú hồn”, chị H nói.
Hồi tháng 6/2014, bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống cháu bé bị vàng da bệnh lý. Theo đó cháu bé nhập viện khi bị vàng da chỉ sau sinh 2 ngày. Nguyên nhân cháu bé bị tan máu nguy hiểm do bất đồng nhóm máu với mẹ.
Bất đồng nhóm máu gây ra tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ. Tình trạng này do mẹ có Rh (-) còn bố có Rh (+), con có yếu tố Rh (+). Khi có bầu, yếu tố Rh + của con vào yếu tố Rh – của mẹ. Từ đây xuất hiện kháng thế ở cơ thể mẹ để chống lại Rh+ khiến trẻ bị tan máu. Hiện tượng biểu hiện ở cơ thể trẻ là bị vàng da, thiếu máu, gan và lách to.
Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ nhi Thanh Hoa nói, với cơ thể sống, tế bào máu được hình thành thường xuyên và những tế bào cũ sẽ bị phá hủy. Trong quá trình phân hủy đó, sản sinh ra chát billirubin. Trong cơ thể, chất này qua gan và được đưa ra ngoài cơ thể. Nhưng khi trẻ mới sinh, chức năng của gan chưa hoạt động tốt nên chất buillirubin sẽ tồn tại trong máu. Điều này dẫn đến vàng da và khu vực mắt của trẻ.
Tuy nhiên, việc nhận ra vàng da ở trẻ sơ sinh đôi khi bị bỏ qua. Nguyên nhân do các bà mẹ thường chọn khu vực phòng kín, tối để nằm. Khi thiếu ánh sáng như vậy khó để nhận ra trẻ bị vàng da. Chỉ cần lơ là có thể trẻ bị ảnh hưởng thị lực, thính lực và trí tuệ.
Những trẻ bị vàng da thường là trẻ sinh thiếu tháng, hoặc có máu khác máu người mẹ dẫn đến sự phản ứng khiến cho tế bào máu trong cơ thể phân hủy nhanh hơn thông thường, hoặc trẻ bị nhiễm trùng.
Trái với vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Hậu quả của vàng da bệnh lý dẫn đến bilirubin não cấp tính. Do billirubin đi vào não, ảnh hưởng đến não, giảm khả năng hoạt động của não, Khi đó trẻ kém bú, sốt, lơ đễnh. Ngoài ra, vàng da bệnh lý có thể dẫn đến vàng da nhân, do billirubin tác động vào não quá nhiều. Vàng da nhân sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ dẫn đến nghe kém.
Để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, phụ huynh cần chú ý quan sát kỹ. Vàng da sinh lý thường xảy ra sau 3 ngày từ khi sinh, còn nếu vàng da sớm hoặc hoặc muộn hơn rất có thể bị bệnh lý. Vàng da sinh lý xảy ra ở vùng đầu. Nếu như vàng da ở bụng sau đó lan xuống chân sẽ rất nguy hiểm.
Có thể thấy giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý gần nhau. Cho nên, tốt nhất phụ huynh phải theo sát sự thay đổi màu sắc trên cơ thể trẻ. Có thể đưa trẻ đi khám nếu cần thiết.
Với trẻ bị vàng da sinh lý, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường. Phụ huynh cho trẻ bú sữa nhiều để đào thải chất billirubin nhanh ra khỏi cơ thể, tắm nắng cho trẻ bằng cách đặt trẻ gần cửa sổ vào ngày có nắng, tránh gió lớn và ngày mưa, có gió lạnh. Trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ cần phải đưa đến cơ sở y tế để được chiếu đèn.
Đông Ngân
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.