Bệnh viêm phế quản trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

benh-viem-phe-quan-o-tre-em-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-hieu-qua-1
Bệnh viêm phế quản có thể gây nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Bệnh xảy ra là do thời tiết thay đổi, viêm nhiễm đường hô hấp hoặc dị ứng với phấn hoa, lông của động vật, thuốc lá… Một số dấu hiệu thường thấy như: cảm cúm, ho, viêm xoang…Những cơn ho thường kéo dài trong nhiều ngày, hiện tượng khó thở, thở khò khè, nôn ói sẽ xuất hiện, một số trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, thở nhanh…Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ nặng hơn và bắt đầu xuất hiện cảm giác đau rát ở cổ họng, có đờm, sốt…
Những trẻ đang mắc các bệnh khác như: cảm cúm, sởi, ho gà, còi xương… cũng rất dễ mắc viêm phế quản. Các vi rút sẽ xâm nhập vào cơ thể gây nên hiện tượng bội nhiễm tạo nên vi khuẩn, chúng sẽ hoạt động và phát triển ở vùng mũi, cổ họng gây ra bệnh. Nếu bệnh kéo dài và không chữa trị kịp thời thì khí quản sẽ bị sưng, tấy đỏ và gây ứ đọng dịch trong phổi, có thể sẽ biến chứng thành viêm phổi. 

Cách điều trị bệnh viêm phế quản

benh-viem-phe-quan-o-tre-em-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-hieu-qua-1

Đầu tiên là các bậc phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, làm sạch đờm trong cổ họng, dịch nhầy trong mũi trẻ bằng nước muối hoặc dùng miệng hút đờm, chất nhầy cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ em để làm sạch mũi, cổ họng cho trẻ trước mỗi bữa ăn.
Khi trẻ bị sốt thì không nên ủ quá ấm mà phải cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi, ở trong phòng sạch sẽ, dùng khăn mát chườm cho trẻ để hạ sốt. Đối với trẻ sơ sinh thì cần cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên thì ngoài việc uống nhiều nước, uống thêm sữa thì thức ăn cho trẻ cũng phải dễ tiêu, nấu loãng như súp, cháo, có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây tươi để tăng sức đề kháng.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường, lúc này bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của trẻ mà kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Đối với trẻ sơ sinh thì bác sĩ có thể cho tập vật lý trị liệu đường hô hấp mà tiêu biểu là nới rộng đường khí quản hoặc hút chất nhầy trong mũi, đờm trong cổ họng.
Không tự ý cho trẻ uống kháng sinh, bởi lẽ căn bệnh này do vi rút gây ra nên thuốc kháng sinh hầu như không hề có tác dụng chữa trị. Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh bác sĩ có thể kê cho trẻ uống một số loại thuốc giúp cho khí quản được mở rộng hoặc thuốc làm giảm các vết sưng tấy. Khi thấy trẻ ho quá nhiều thì cũng không nên lo lắng vì nếu trẻ ho được thì chất nhầy trong cổ họng sẽ được đẩy ra ngoài, giúp trẻ mau chóng hồi phục.

Cách thức phòng bệnh viêm phế quản

Các bậc phụ huynh nên có ý thức vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng cho trẻ đặc biệt là sau khi tắm xong. Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, uống nhiều nước (bao gồm nước lọc, nước ép trái cây tươi) để tăng sức đề kháng. Cho trẻ nằm ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, chăn gối, quần áo của trẻ phải thường xuyên giặt sạch và phơi nắng.
Những ngày thời tiết thay đổi thất thường nhất là vào những ngày trời lạnh thì cần chú ý tới việc giữ ấm cho trẻ (cho trẻ quàng khăn, đeo găng tay, mang tất, đội mũ…), không cho trẻ đi ra ngoài vì trời lạnh, gió sẽ làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại như có nhiều khói thuốc, bụi bẩn, lông của chó mèo… 
Những trẻ đang mắc bệnh viêm họng, amidan, ho gà, sởi… thì cần điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà. Vì nếu không được điều trị đúng cách thì có thể gây nên bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi ở trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện thở nhanh, ho nhiều ngày, sốt thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay vì khi đó bệnh đã có biến chứng nặng hơn và có thể trẻ đang gặp nguy hiểm.
Hiền Nguyễn
(Theo Congluan.vn)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.