Bí kíp cực hay để trẻ ốm không lây cho trẻ khỏe trong gia đình

Bí kíp cực hay để trẻ ốm không lây cho trẻ khỏe trong gia đình
Với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ, nỗi lo mỗi khi con ốm lại tăng lên bội phần. Ngoài việc chăm sóc để con được khỏe mạnh, bạn còn phải giữ gìn sức khỏe của những bé khác để tránh tình trạng lây bệnh. Những lưu ý hữu ích sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng này.
1. Luôn chú ý rửa tay sạch sẽ
Rửa tay luôn là một thói quen cần thiết để giữ gìn vệ sinh. Thói quen này cũng có tính chất quyết định đến việc ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong nhà. Theo thống kê, có đến 80% các bệnh lây nhiễm sẽ bị truyền từ người này qua người khác qua những cử chỉ động chạm của bàn tay. Vì vậy bạn nên cho các bé trong nhà rửa tay thường xuyên hơn và sạch sẽ hơn để loại bỏ các nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn xung quanh bé.
2. Tách riêng nơi đựng bỉm của các bé
Nếu nhà bạn có đến hơn một bé dùng bỉm, bạn nên nhanh chóng tách riêng nơi đựng bỉm của hai bé để tránh nguy cơ lây truyền vi khuẩn. Cũng nên chú ý địa điểm thay bỉm khác nhau cho bé khỏe, bé ốm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh cho tấm lót đặt bé nằm mỗi lần thay bỉm. Hãy dùng những tấm lót dùng một lần hoặc sắm riêng cho bé khỏe một chiếc chăn mỏng thật sạch.
Bí kíp cực hay để trẻ ốm không lây cho trẻ khỏe trong gia đình
3. Cẩn thận hơn trong giờ ăn
Bữa ăn là thời điểm lý tưởng để các bé trong nhà bạn tụ tập, chơi đùa, nói chuyện hay thậm chí là trao đổi thức ăn với nhau, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lây truyền cho các thành viên trong nhà. Nếu có một bé ốm, bạn nên chia sẵn lượng thức ăn nhất định cho từng bé, cẩn thận hơn là cho bé ốm và bé khỏe ăn vào thời điểm khác nhau để ngăn ngừa triệt để tình trạng lây bệnh.
4. Tạm ngừng nấu ăn
Nếu bạn là người phụ trách các bữa cơm trong gia đình, hãy tạm ngưng công việc thường ngày của mình khi nhà có người ốm. Mặc dù có rửa tay sạch sẽ thế nào bạn cũng khó tránh những tình huống sơ hở truyền vi khuẩn từ tay mình đến thực phẩm chung của cả gia đình, nhất là khi bạn đảm đương luôn nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc người bệnh.
5. Tiếp tục cho các bé bú mẹ
Với những bà mẹ đang cho hơn một bé bú sữa và không may có một bé bị ốm, bạn vẫn có thể tiếp tục cho các bé bú như bình thường. Theo Học Viện Nhi Khoa Mỹ, dù việc bú mẹ có thể làm lây truyền vi khuẩn gây bệnh nhưng các kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ sẽ ngăn chặn triệt để khả năng mắc bệnh ở bé cùng lúc.
6. Tiêm vắc xin cho các bé
Mặc dù có nhiều tranh cãi về các loại vắc xin cho trẻ nhỏ hiện nay nhưng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc sử dụng vắc xin để bảo vệ sức khỏe bé. Vì vậy hãy đảm bảo cập nhật đầy đủ và ghi nhớ lịch tiêm phòng của từng bé và thu xếp công việc để đưa bé đi tiêm đúng ngày.
Trang Lưu Nguồn: FS
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.