Bí kíp giúp bạn “chảy nước mắt” khi buồn

Bí kíp giúp bạn

Trước đó, hãy tìm hiểu sự thật khoa học thú vị đằng sau những giọt nước mắt khi bạn khóc…

Khi sinh ra, ai trong chúng ta cũng đều khóc. Khóc như một biểu hiện, lời khẳng định sự hiện diện của con người với thế giới. Phản ứng này theo ta suốt cuộc đời khi ta buồn, khi ta vui… Vậy bạn đã hiểu gì về chuyện “khóc lóc” của con người?
  • 1

    Khóc là gì?

    Khóc là một đặc tính của con người, giúp chúng ta phân biệt với các loài sinh vật khác. Nói đơn giản, khóc thực ra là cơ chế tràn lệ ra từ khóe mắt của con người do sự chi phối của não bộ, hoặc phản ứng tự nhiên trước một kích thích. 
     
    Khóc cũng có nhiều dạng, tuy nhiên theo tiến sĩ William H. Frey, có thể chia khóc thành 3 kiểu dựa theo mục đích khóc: khóc để giữ ẩm mắt, khóc phản ứng lại các tác nhân như bụi bặm và khóc để giải tỏa cảm xúc.
     
    Bí kíp giúp bạn
     
    Dẫu khóc có thể xuất hiện từ nhiều cơ chế, song về cơ bản thành phần của nước mắt thì không hề thay đổi. Nước mắt được lọc ra từ máu trong người, chứa nước tinh khiết, carbohydrate, lipid, chất điện giải, lysozymes, lactoferrin, vitamin… Có một điều đặc biệt là khi con người bị stress, căng thẳng, cơ thể sản sinh càng nhiều adrenaline – giúp tăng cường quá trình lọc máu để tạo ra nước mắt nhiều hơn.
  • 2

    Tác dụng thần ỳ của việc khóc

    Ít ai biết rằng, khóc là cả một quá trình vô cùng lý thú, được điều khiển phức tạp bởi não bộ. Trong số 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, đôi dây số V, số VII chính là bộ máy điều khiển lưu lượng và thời gian khóc của con người. 
     
    Khi nhận được lệnh từ hệ thần kinh, dây số VII sản xuất nước mắt, trong khi dây số V ra lệnh cho các cơ bắp trên khuôn mặt thay đổi trở nên buồn hơn, đáng thương hơn. Kết quả cuối cùng là những giọt nước mắt lăn dài trên má liên tục xuất hiện.
     
    Bí kíp giúp bạn
     
    Các nhà khoa học đã so sánh cơ chế này với hiện tượng nước mắt cá sấu. Theo một nghiên cứu công bố năm 1976, nước mắt của cá sấu hoạt động dựa trên cơ chế tương tự, song do 3 đôi dây thần kinh số V, VII và IX phụ trách. Ngoài ra, cá sấu thường khóc một bên mắt, điều mà con người không bao giờ làm được.
     
    Dưới góc độ sinh học, khóc có tác dụng dưỡng ẩm cho mắt, loại trừ và tiêu diệt vi khuẩn có hại cho thị giác. Sở dĩ nó làm được điều này là nhờ lysozyme – một enzyme có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và lactoferrin – làm nhiệm vụ phòng chống nhiễm trùng. Theo nghiên cứu lâm sàng trong thập niên 70, những người không khóc có nguy cơ bị bệnh như loét, viêm kết tràng, nhức đầu cao hơn người hay khóc.
     
    Bí kíp giúp bạn
     
    Khóc còn là một phương thuốc chữa lành các vết thương bên ngoài. Các nhà khoa học Úc đã chứng minh điều đó qua thí nghiệm với loài chuột. Họ cắt một vết nhỏ trên da của một nhóm chuột, sau đó chia chúng làm 2 nhóm. Một nhóm được nhỏ chất kích thích làm chuột khóc ra nước mắt, một nhóm thì không. Kết quả là nhóm chuột hay khóc có tốc độ bình phục nhanh tới kinh ngạc, nhanh hơn nhóm kia tới 12 ngày.
     
    Thống kê xã hội học cũng cho thấy những kết quả tâm lý tích cực của việc khóc, 73% đàn ông và 85% phụ nữ cảm thấy tốt hơn sau khi khóc. Cũng theo các chuyên gia, sau khi phân tích hình ảnh kĩ thuật số khuôn mặt đang khóc, họ nhận ra rằng, khóc làm cho khuôn mặt con người trở nên đáng thương, thông cảm hơn. Đó có lẽ cũng là lý do mà phái mạnh rất hay mủi lòng khi thấy phái yếu khóc.
  • 3

    Nếu muốn khóc mà không thể khóc được thì sao nhỉ?

    Mặc dù khóc có nhiều tác dụng như trên tuy nhiên, có trường hợp, bạn muốn khóc mà không thể khóc được. Nếu vậy thì chúng ta phải làm sao? Cùng điểm một vài bí kíp dưới đây để có thể “nước mắt 2 hàng” những lúc cần thiết.
     
    Có thể chia bí kíp học khóc ra thành 8 bước cơ bản. Đầu tiên, hãy bắt đầu nghĩ về những điều khiến bạn buồn bã trong quá khứ, các hoài niệm ấy sẽ tạo một nền tâm trạng kích thích bạn bước đầu.
     
    Bí kíp giúp bạn
     
    Thứ hai, kích ứng mắt của bạn bằng cách nào đó. Thông thường bạn có thể nhắm chặt mắt lại, dụi 25s rồi cố gắng mở thật to, nhìn chằm chằm vào một vật nào đó. Tiếp tục làm tăng kích thích phản ứng lên trung ương thần kinh bằng cảm giác đau với việc bấu vào tay của mình.
     
    Bí kíp giúp bạn
     
    Bước tiếp theo, bạn tập trung điều chỉnh cơ mặt của mình làm sao trông buồn thảm, thê lương nhất có thể. Và đừng quên tập trung vào hơi thở sao cho giống lúc bạn khóc nấc nhất – hít vào liên tục thật sâu rồi thở mạnh ra tiếng.

    Bí kíp giúp bạn

    Nếu đứng trước người khác, hãy thực hiện tiếp bước thứ sáu: liên tục thay đổi vị trí chuyển động cơ thể, giống như đang khóc thật vậy. Hành động này thường được các diễn viên trong phim vận dụng rất thuyết phục.
    Bí kíp giúp bạn

    Bước thứ bảy, cố nói với giọng nhỏ, xen lẫn tiếng nấc khóc, điều này khiến cho bạn dễ khóc hơn đó. Quan trọng nhất là bước thứ 8, hãy biết lúc nào là điểm dừng lại việc khóc giả vờ này. Lý do là bởi, bạn không thể khóc quá lâu hơn so với lúc khóc thật.
    Bí kíp giúp bạn
     
    Với 8 bước này, bạn hoàn toàn có thể “mít ướt”. Nhưng sống thật luôn là cách tốt nhất, bởi vậy bạn hãy sử dụng bí kíp nói trên đúng lúc, đúng chỗ nhé.