Bí mật ít biết về chất xơ và stress

5 thói quen tai hại khiến chị em vừa già vừa xấu

Nếu bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa, hãy đánh giá những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Liệu bạn có ăn uống điều độ?

Bạn có dành hết thời gian bên cạnh máy vi tính? Uống rượu hoặc ăn quá nhiều? Nếu có, bạn gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của mình. Bạn cần phải thay đổi điều đó. 

Trong một nghiên cứu gần đây, các kết quả xét nghiệm đã cho thấy “hệ thần kinh ruột” có chứa nhiều tế bào thần kinh hơn tủy sống (chỉ ít hơn so với não). Cũng giống như bộ não vận hành các phần còn lại của cơ thể, hệ thống thần kinh ruột cũng “chỉ đạo” ruột phải làm thế nào để hoạt động. Do đó, tâm trạng của bạn cũng gắn bó mật thiết với sức khỏe của bạn. Ngoài stress, còn có một yếu tố nữa tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa mà bạn thường bỏ qua. Đó là chất xơ.

Bí mật ít biết về chất xơ và stress

  • 1

    Đau dạ dày do stress

    Nhiều người bệnh vẫn cho rằng đau dạ dày chỉ xuất phát từ thói quen ăn uống không điều độ. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, việc thường xuyên lâm vào tình trạng căng thẳng thần kinh do phải đối mặt với áp lực từ cuộc sống và công việc hàng ngày cũng là một nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về dạ dày. Vì khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCL, là một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày. Chính những yếu tố này lâu dần sẽ làm tổn hại đến dạ dày và sức khỏe hệ tiêu hóa mà lúc đầu mọi người rất khó để nhận ra, cho đến khi dạ dày có triệu chứng đau.

    Các triệu chứng đầu tiên của bệnh đau (viêm loét) dạ dày thường chỉ thoáng qua như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi vì hệ tiêu hóa làm việc không tốt trong giai đoạn này. Những triệu chứng không rõ rệt này thường rất khó phân biệt với các bệnh tiêu hóa khác, dẫn đến mọi người có tâm lý chủ quan và bỏ qua.

    Nếu không được người bệnh chú ý đến cải thiện chế độ ăn uống cũng như giảm căng thẳng trong công việc, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và theo chiều hướng xấu với những triệu chứng điển hình là cơn đau nhói, co thắt vùng thượng vị. Bệnh viêm loét dạ dày có đặc điểm là tiến triển nhanh nếu không được điều trị dứt điểm và hiệu quả. Bệnh sẽ phát triển với những cơn đau co thắt dữ dội và đôi khi khiến cho bệnh nhân nôn mửa và nhập viện cấp cứu.

    Nếu không được thăm khám và chữa trị đúng cách, bệnh có thể chuyển sang tình trạng loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

    Bí mật ít biết về chất xơ và stress 

     

  • 2

    Chất xơ quý giá

    Vì sao chất xơ thực phẩm không bị phân hủy bởi các men tiêu hóa, cũng không trực tiếp cung cấp năng lượng và dưỡng chất nhưng các nhà dinh dưỡng vẫn khuyến cáo chúng ta sử dụng thực phẩm giàu chất xơ? Lý do là bởi chất xơ thực hiện nhiều chức năng sinh học quan trọng.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa chất xơ với chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và các giá trị sinh học khác cũng như vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ của bệnh tim mạch. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy cứ bổ sung 2 – 10g chất xơ hòa tan/ngày sẽ góp phần giảm cholesterol toàn phần và 2% cholesterol xấu. Chất xơ còn làm tăng hệ vi khuẩn có ích trong lòng ruột nên sẽ giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhất là giảm tiêu chảy ở trẻ em.

    Chức năng đáng chú ý nhất của chất xơ là giúp “cải thiện chức năng ruột già”. Chất xơ khi đi vào đường tiêu hóa sẽ hút nước trong ruột già, làm tăng thể tích cặn bã, giúp chúng ta không bị táo bón. Chính vì thế, dùng nhiều chất xơ làm cho bộ máy tiêu hóa được “vận hành tốt”, da sẽ hạn chế bị mụn nhọt. Ăn thiếu chất xơ có thể gây rối loạn ruột già.

    Các tác dụng có lợi như trên của chất xơ thực phẩm chỉ có được khi ta ăn chúng một lượng hợp lý, mà theo Viện Dinh dưỡng là khoảng 300g rau/ngày + 100g quả chín, đồng thời phải uống đủ nước (tương đương 8 – 10 ly một ngày).

  • 3

    Thực phẩm có hại

    Đó là các loại thực phẩm có khả năng làm gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do hấp thu các năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể, hoặc sản sinh ra các hormone gây stress, làm cho hệ thần kinh bị kích thích.

    Caffeine: có trong trà, cà phê, chocolate và một số loại thức uống có ga. Caffeine hoạt động như một chất kích thích thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giải phóng các hormone gây stress như adrenaline, cortisol… dẫn đến kết quả là tiêu hóa hoạt động kém, huyết áp cao, nhịp tăng, cơ thể bị mỏi mệt kéo dài…

    Đường tinh chế và carbon-hydrat: việc ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, bánh biscuit, đồ uống có đường… không chỉ làm tiêu hủy hết các chất dinh dưỡng đang tồn tại mà còn tăng hàm lượng đường trong máu, tạo thêm áp lực cho gan, đồng thời phá vỡ sự cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể. Tất cả gây nên sự bất ổn định về mặt tâm lý, hay lo lắng, mệt mỏi.

    Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: Thường được thêm một số hóa chất có tác dụng bảo quản, nhiều đường và mô bão hòa nhưng lại ít chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, chúng làm cho hệ thần kinh bị kích thích mạnh.

    Mỡ không bão hòa: Việc ăn nhiều thứ có hàm lượng mỡ không bão hòa cao như món rán, bánh nướng, fastfood, thịt và thực phẩm chế biến từ bơ sữa… sẽ gây khó khăn cho cơ thể trong việc tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng và carbon-hydrat.

    Alcohol: Các loại thức uống chứa cồn thường có tác dụng lợi tiểu nhưng lại nhanh chóng tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng dự trữ đóng vai trò sống còn trong việc phòng chống stress như vitamin B, magiê và kẽm.

  • 4

    Cách sử dụng chất xơ

    Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến, vì chất xơ trong thiên nhiên có hai loại tan trong nước và không tan trong nước.

    Không nên ăn chất xơ nấu quá nhừ vì nó chuyển thành dạng bột đường. Vì vậy nếu có thể nên ăn rau vừa chín tới, đặc biệt rau sống và rau còn giòn.

    Rửa trái cây và rau trước khi dùng để loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật.

    Giữa hai bữa ăn, nên dùng trái cây khô khi đói.

    Chất xơ trong khẩu phần ăn nên tăng từ từ để bộ máy tiêu hóa thích nghi được với món ăn khó tiêu này và tránh đầy bụng.

    Uống nhiều nước, vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.