Mẹo hay giúp trị cước chân tay trong thời tiết lạnh

Mẹo hay giúp trị cước chân tay trong thời tiết lạnh

Khi thời tiết đã trở lạnh hơn nhiều bạn bị cước tay cưới chân. Đây là một trong số những chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp nhất khi trời lạnh. Dưới đây là một vài mẹo hay giúp trị cước tay chân khi mùa lạnh về.

Bệnh cước tay chân này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn. Đây là những tổn thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi … Cục bộ phát đỏ, tím, sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu bạn không trị cước chân tay sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu. Bệnh này có thể sẽ bị nhiễm trùng, trời ấm áp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ bị tái phát lại.

Cùng xem cách trị cước chân tay nhanh và không bị tái phát.

  • 1

    Giữ ấm cho cơ thể

    Trời mùa đông đặc biệt ở ngoài Bắc rất lạnh và buốt nên bạn cần chú ý giữ ấm và luôn để các bộ phận chân tay, mặt tai được khô ráo vì các bộ phận này rất dễ bị cước. Bạn có thể sử dụng thêm một chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước. Do vậy việc giữ ấm cơ thể sẽ giúp bạn có thể trị cước chân tay khi thời tiết lạnh.

    Mẹo hay giúp trị cước chân tay trong thời tiết lạnh

    Luôn giữ ấm cơ thể là cách trị cước chân tay tốt nhất
  • 2

    Tập thể dục

    Để có thể phòng ngừa và trị bệnh cước chân tay bạn nên kiên trì tập luyện thể dục để giúp tăng cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể. Đồng thời bạn nên rửa mặt và tay chân bằng nước lạnh để cho cơ thể quen với thời tiết trời lạnh này.

  • 3

    Tránh ngồi lâu hoặc không vận động

    Việc ngồi lâu hoặc không vận động sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn. Nó cũng có thể gây ra một vài bệnh như đau khớp, lưng….Do vậy bạn nên hoạt động khi ngồi quá lâu để giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông, giảm bớt phát sinh của bệnh cước.

    Mẹo hay giúp trị cước chân tay trong thời tiết lạnh

    Cước tay chân khi trời trở lạnh khiến bạn vô cùng khó chịu
  • 4

    Không nên gãi

    Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu và những chỗ bị cước sẽ đỏ và sưng phồng. Khi đó bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi bạn sẽ càng có cảm giác ngứa khó chịu, da của bạn dễ bị tổn thương dễ bị viêm nhiễm.

    Trong trường hợp này bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bị trầy và xước da.

Cách giúp hạn chế bị cước tay chân

Bệnh cước tay chân không nguy hiểm nhưng khi bị nó bạn sẽ có cảm giác rất ngứa và khó chịu. Bạn có thể thực hiện một vài cách sau để giúp hạn chế tình trạng này:

– Ngâm chân/tay bằng nước ấm có pha muối và gừng sẽ giúp bạn cảm thấy bớt ngứa hơn.

– Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng khi mùa đông đến. Túi chườm nóng bạn có thể để dưới chân/tay trong buổi tối giúp cho bàn tay/chân bạn luôn được ấm áp. Bạn nên mua túi chườm có loại tên tuổi vì dùng không cẩn thận rất dễ bị bỏng.

– Nếu tình trạng cước tay chân của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực nhất cho mình.

Bạn hãy trị cước chân tay nhanh nhất để có thể mau khỏi và để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm cách trị bệnh cước mùa đông tới:

>> Thực phẩm giúp thoát khỏi chứng lạnh tay, lạnh chân mùa đông đến

>> Điều trị bệnh cước chân tay bằng những bài thuốc đơn giản

>> Biện pháp phòng tránh bị cước mùa đông