Con tằm có khả năng rất độc đáo là ăn lá dâu tằm độc mà không hề hấn gì, và các nhà khoa học đang dần dần hiểu được lí do tại sao: con tằm có chứa một loại enzim tiêu hóa đặc biệt không bị nhiễm các chất hóa học độc hại của cây dâu tằm.
Lá của cây dâu tằm có chứa một lượng hóa học alkaloid cực cao ức chế được các enzim phân hủy đường sucrose (đường mía), và do đó là một chất độc tiềm ẩn. Tuy nhiên, có một loại đường sucrose có tên gọi là beta-fructofuranosidase không bị nhiễm những chất alkaloid độc này.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa tìm thấy loại enzim này ở bất kì động vật nào, nhưng Toru Shimada và các đồng nghiệp tin rằng điều này có thể giải thích khả năng ăn độc đáo của con tằm.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hệ gen của con tằm và phát hiện ra hai loại gen fructofuranosidase mặc dù chỉ có một loại gen thực sự được biểu hiện ở con tằm. Loại gen này (viết tắt là BmSuc1), được cho rằng tập trung ở trong ruột tằm mặc dù điều đáng ngạc nhiên là nó vẫn thường được thấy ở trong tuyến tơ. Khi tách enzim ra khỏi con tằm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng enzim này vẫn có thể tiêu hóa đường sucrose một cách hiệu quả.
Con tằm đang ăn lá dâu tằm. (Ảnh: Toru Shimada) |
Shimada và các đồng nghiệp ghi nhận rằng cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác định xem liệu loại enzim đặc biệt này là nguyên do duy nhất giải thích cho sự đề kháng chất độc ở lá cây dâu tằm của con tằm hay không. Có thể là các fructofuranosidases sẽ xuất hiện ở các loài côn trùng khác không thể ăn lá cây dâu tằm, điều này cho thấy những yếu tố phụ đang hoạt động.
1. Bài báo tham khảo: Gen Daimon et al. B-fructofuranosidase của con tằm, Bombyx mori: Tìm hiểu sự thích ứng về enzim của B. mori với các chất độc alkaloid ở cây dâu tằm. Tạp chí Biological Chemistry. 2008; 283: 15271-15279
Theo THANH TÂM (ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)