Bí mật về loài chó: Cố gắng học nói tiếng người!

Các nhà khoa học đã khẳng định như vậy sau một quá trình dài và công phu nghiên cứu ngôn ngữ của loài vật gần gũi nhất với con người này. Và họ đã công bố những kết quả nghiên cứu đó để chào đón năm 2006 mà với người phương Đông là năm cầm tinh con chó.

 

Nhà vật lý – sinh học nổi tiếng A.Đurôv – Tiến sĩ sinh vật học của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học New York, cho rằng: Cho tới nay, loài động vật này vẫn chưa được con người hiểu hết. Ông nói: “Ngôn từ có thể là rõ ràng, phong phú và diễn cảm như ở người, mà cũng có thể là thô sơ, lộn xộn như ở chó. Ta hãy so sánh tiếng sủa đơn điệu của một giống chó Bôlônk và tiếng gầm gừ có ngữ điệu phong phú của giống chó thông minh Têre từng được nuôi dạy công phu. Chúng còn có các cách biểu cảm khác như tư thế, điệu bộ, các biểu hiện ở cơ thể, chân, tai, mắt, mặt, mũi… Mùi hơi cũng là một yếu tố quan trọng với điều này. Hãy còn một số kênh liên hệ khác còn chưa được nghiên cứu hết giữa các con vật có liên quan với các trường điện từ sinh học và các tín hiệu âm thanh phức tạp. Khi chúng ta cảm thấy rằng, hình như con chó nhà hiểu chúng ta và như đang muốn nói lời tốt đẹp với chúng ta mà không thể làm được… thì đây là điều gần với sự thật”.

(Ảnh: CAND)

Giải thích điều “vì sao chúng không biết trò chuyện”, ông cho rằng: “Hãy đừng vội kết luận điều đó”. Năm 1844, ở Paris đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng của nhà bác học Pháp Piercon De Jamblau “Ngôn ngữ học động vật”, trong đó đã đưa ra những tín hiệu – ngôn từ được các loài động vật tích cực sử dụng trong giao tiếp giữa chúng với nhau. Như vậy, nếu tin vào nhà bác học đó thì sự đùa giỡn nổi tiếng với “con chó Brunguilde biết nói” không phải là chuyện bịa.

Các nhà làm phim Anh đã làm một loạt thử nghiệm với hai nhóm chó tuần dưỡng Bôbic trong những điều kiện giống nhau: cho ăn uống, cho chơi đùa hoàn toàn như nhau. Nhưng với nhóm đầu, người nuôi luôn nói chuyện, thể hiện quan hệ gắn bó với chúng và những hành động của chúng, nhưng họ hoàn toàn lạnh nhạt với nhóm sau.

Kết quả đã xảy ra điều kỳ diệu: nhóm chó thứ nhất trở thành chính là chúng: sủa, gầm gừ, chạy nhảy hành động… gần gũi với người. Còn ở nhóm thứ hai thì khác với nhóm thứ nhất, bắt đầu thốt ra những tiếng hoàn toàn không đặc trưng cho âm điệu của chúng. Ông kể: “Xtêpan – một chú chó giống Pincher ở Moskva đã biết cất tiếng chào và chào tạm biệt với chủ nhân của nó thật rõ ràng tới mức thỉnh thoảng người nhà nhầm lẫn với tiếng người”. Một hôm nó nói: “Đã đến lúc ăn!”. Lát sau thấy đói, chó Xtêpan đã gâu gâu lên đòi hỏi đó khắp nhà.

Các nhà khoa học nghiên cứu về những hiện tượng hiếm có từ lâu đã suy nghĩ: Đó có phải là sự bắt chước máy móc không? Nếu đúng thì do đâu mà có sự tự sắp xếp những câu, lời một cách logic như vậy? Còn nếu đó chỉ là một sự trùng hợp thì vì sao nó có nhiều điều đáng ngờ như vậy? Và các nhà khoa học đã không đi tới được một kiến giải dứt khoát: Cơ cấu nào và những cơ sở tâm lý nào của “tiếng nói” động vật.

Nhà động vật học Maiya Bưcôva, người đã nghiên cứu những trường hợp đặc biệt về hành vi của động vật suốt 40 năm qua đã cho rằng: “Trí năng không tập trung vào chúng ta – sinh vật hai chân, mà tỏa đều ra trong thiên nhiên, như ánh sáng trong vũ trụ”. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga V.X.T’rôixki thì cho rằng: “Tồn tại trên hành tinh chúng ta những mức độ khác nhau của một và chỉ một loại trí tuệ”. Còn Giáo sư L.B.Côzarôvixki của bộ môn Hoạt động thần kinh bậc cao Khoa Sinh học Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lơmarôxôv thì đưa ra giả thuyết “trí tuệ dự trữ”: Ở loài động vật tồn tại ngoài bản năng, phản xạ còn có kiểu trí tuệ hành vi.

Nhưng vì sao bọn chó chỉ bây giờ mới “bắt đầu nói”? – Tiến sĩ Đurôv tiếp tục kiến giải: Trước kia, vào buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, con người đã muốn hiểu ngôn ngữ của động vật, đã tự mô phỏng những âm thanh do chúng phát ra. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì tình thế đã đổi thay. Chắc không phải là hướng tốt cho những người bạn nhỏ của chúng ta. Cũng có thể là, cảm thấy nguy hiểm, chúng đã quyết định tới hành động tuyệt vọng: Cố bắt chuyện với chúng ta bằng tiếng người. Chúng muốn giải thích rằng, chúng cũng là “người”, cũng biết cảm nhận được sung sướng, đau đớn và muốn sống

 

Theo CAND